Thế giới trải qua 3 tuần nóng nhất 12 vạn năm qua

Tháng 7 năm 2023 ghi dấu kỷ lục nóng nhất của hành tinh cho đến nay, nóng nhất trong 12 vạn năm qua.

Tháng 7 năm 2023 nóng nhất trong 12 vạn năm qua

Khi những vùng đất rộng lớn của ba lục địa bị thiêu đốt dưới nhiệt độ kỷ lục và các đại dương nóng lên đến mức chưa từng thấy, các nhà khoa học từ hai cơ quan khí hậu toàn cầu cho biết, tháng 7/2023 là tháng nóng nhất được ghi nhận trên hành tinh cho đến nay.

Nền nhiệt trong tháng 7 khắc nghiệt đến mức “hầu như chắc chắn” tháng này sẽ phá vỡ các kỷ lục “với một biên độ đáng kể”.

Nắng chói chang tại Las Vegas, bang Nevada (Mỹ), ngày 12/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhiệt độ trong 23 ngày đầu tiên của tháng 7 trung bình là 16,95 độ C, cao hơn nhiều so với kỷ lục trước đó là 16,63 độ C được thiết lập vào tháng 7/2019.

Dữ liệu được sử dụng để theo dõi các bản ghi này có từ năm 1940, nhưng theo nhiều nhà khoa học - bao gồm cả các chuyên gia ở Copernicus - gần như chắc chắn đây là nền nhiệt nóng nhất mà hành tinh từng thấy trong 120.000 năm qua, dựa trên những gì biết được từ hàng thiên niên kỷ dữ liệu khí hậu được trích xuất từ vòng cây, rạn san hô và lõi trầm tích biển sâu. Đây là nhiệt độ nóng nhất trong lịch sử loài người. Tất cả tạo nên một mùa hè nóng nực ở Bắc bán cầu - có khả năng là một mùa hè chưa từng có.

Nắng nóng cực đoan lan tràn khắp các châu lục và để lại những hệ luỵ nghiêm trọng. Ở châu Âu, những đợt nắng nóng liên tiếp đã “thiêu đốt” Italy và phần còn lại của Nam Âu, buộc những người đủ điều kiện phải tìm nơi trú ẩn trong những ngôi nhà và văn phòng có máy lạnh hoặc những nơi nghỉ dưỡng bên bờ biển. Đối với nhiều người cao tuổi, nắng nóng được ví như đại dịch COVID-19 mới bởi nó đã cô lập họ trong những căn phòng máy lạnh, thúc đẩy chính phủ nhiều nước phải áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho nhóm đối tượng này.

Sức nóng khủng khiếp trong mùa hè năm nay còn khiến các nhà chức trách Hy Lạp phải đóng cửa khu thành cổ nổi tiếng Acropolis, sơ tán du khách khỏi đảo Rhodes vì cháy rừng do nắng nóng; buộc du khách trên đảo Sardinia ở Italy phải ở trong nhà vì rủi ro ra đường dưới nắng nóng. Trước tác động của nắng nóng, nhiều du khách đã lựa chọn tới nơi mát mẻ hơn thay vì đến địa điểm nổi tiếng nhưng lại bỏng rát dưới ánh Mặt Trời.

Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, ngày 6/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Đây được coi là một sự thay đổi chấn động đối với ngành du lịch và lữ hành của châu Âu, vốn đóng góp 1.900 tỉ euro (2.100 tỉ USD) cho nền kinh tế khu vực vào năm ngoái, đồng thời có thể khiến các hành trình du lịch thông thường thay đổi theo cách có thể gây tổn thương lớn cho một số quốc gia ở Nam Âu bởi điểm đến và độ dài của kỳ nghỉ sẽ được du khách quyết định dựa trên yếu tố thời thiết.

Khi nhiệt độ tăng lên trên 50 độ C ở các vùng của Mỹ đã dẫn đến các ca tử vong do sốc nhiệt. Địa Trung Hải, hơn 40 người đã thiệt mạng khi cháy rừng hoành hành khắp khu vực do nhiệt độ tăng cao. Tại châu Á, những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài đang cướp đi sinh mạng và đe dọa an ninh lương thực.

Cảnh báo không thể bỏ qua

Khi đề cập tới tình trạng nắng nóng cực đoan đang diễn ra trên thế giới trong một cuộc họp báo tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) hôm 27/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông António Guterres cho rằng đó là do biến đổi khí hậu và “nó thật đáng sợ”. Tuy nhiên, theo người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu, đây mới chỉ là bắt đầu. “Kỷ nguyên Trái Đất nóng lên đã chấm dứt, kỷ nguyên toàn cầu sôi lên đã đến”, ông Guterres nhấn mạnh.

Khói thải bốc lên từ một nhà máy điện ở Winfield, West Virginia, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo các nhà khoa học, nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, những đợt nắng nóng cực đoan kéo dài có thể sẽ xảy ra 2 - 5 năm một lần.

Về nguyên nhân, các nhà khoa học thuộc World Weather Attribution cho rằng El Nino có thể là nguyên nhân gây ra nắng nóng gay gắt ở khắp Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, nhưng nhân tố chính vẫn là sự gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các nhà khoa học ước tính sự gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã khiến nền nhiệt ở Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc tăng thêm lần lượt là 2 độ C; 2,5 độ C và 1 độ C.

Thế giới chung tay hạ nhiệt cho Trái Đất

Để hạ nhiệt cho Trái Đất, hiện nay chỉ có một giải pháp duy nhất là giảm lượng khí thải nhà kính, trong đó trực tiếp nhất là giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Bởi hiện nay, nhiên liệu hoá thạch vẫn chiếm khoảng 82% nguồn cung năng lượng, trong khi đó nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy quá trình sử dụng năng lượng tạo ra phát thải khí nhà kính chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 60% lượng khí gây hiệu ứng nhà toàn cầu hằng năm.

Vì thế, chính phủ các nước cần phải tăng cường đầu tư để làm cho toàn xã hội chuẩn bị tốt hơn cho việc đối phó với biến đổi khí hậu.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề nghị các địa phương thành lập ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, do lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố làm trưởng ban.

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm từ 10-50% đối với 36 khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024.

Tạp chí du lịch Travel+Leisure của Mỹ ngày 26/5 đã công bố lựa chọn Việt Nam là một trong 8 quốc gia đáng sống, có chi phí phải chăng dành cho những người về hưu.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa dông. Nhiệt độ từ 25-35 độ.

4 doanh nghiệp bảo hiểm có khách hàng tham gia bị thiệt hại về người trong vụ cháy tại Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, đã dự kiến chi trả bảo hiểm với số tiền ước tính khoảng 2,72 tỷ đồng.

Sở du lịch Hà Nội cho biết, tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 11,55 triệu lượt khách, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023.