Thế giới trải qua tháng 6 nóng nhất lịch sử

Cơ quan Giám sát Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết thế giới vừa trải qua tháng 6 nóng nhất từ trước đến nay.

Cụ thể, trong tháng 6 vừa qua, nhiệt độ trung bình trên thế giới cao hơn 0,5 độ C so với giai đoạn 1991-2020 và vượt mức kỷ lục trước đó ghi nhận vào tháng 6/2019.

Cơ quan Giám sát Khí hậu Copernicus cho biết nhiệt độ tháng 6 năm 2024 đã đạt kỷ lục ở khắp khu vực Tây Âu và Bắc Âu, trong khi một số vùng của Canada, Mỹ, Mexico, châu Á và miền Đông Australia cũng ghi nhận mức nhiệt cao hơn so với mức bình thường.

Bên cạnh đó, nhiệt độ trung bình toàn cầu cũng được dự báo tiếp tục tăng cho đến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8.

Người lớn và trẻ em vui chơi tránh nóng tại đài phun nước ở Guadalajara, Mexico ngày 12-6 - Ảnh: AFP/TTXVN.

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), ngày 4/7 vừa qua đã trở thành ngày nóng nhất khi nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt kỷ lục mới trong ngày thứ hai liên tiếp.

Cụ thể, nhiệt độ trung bình của không khí trên bề mặt Trái đất trong ngày 4/7 đã lên mức 17, 18 độ C, cao hơn mức 17 độ C ghi nhận một ngày trước đó.

Trong những năm gần đây, thế giới liên tiếp ghi nhận những mức nhiệt cao kỷ lục, phản ánh tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu do khí nhà kính tạo ra từ các hoạt động của con người.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời gian qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nắng nóng, bão lũ đã liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các chuyên gia về khí hậu đã lên tiếng kêu gọi các nước hợp tác quốc tế nỗ lực và chung tay hành động để xây dựng cơ sở hạ tầng và giảm phát thải khí nhà kính.

Cộng hòa dân chủ Congo đã chính thức khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở nước này.

Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) cho biết đã chuyển 17 tấn vật tư y tế đến Beirut, trong bối cảnh thủ đô của Liban đang đối mặt với các cuộc không kích liên tục của Israel.

Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Albuquerque lần thứ 52 đã diễn ra tại bang New Mexico, Mỹ.

Thủ đô Tokyo, Nhật Bản vốn có hệ thống kênh xả ngầm chống lũ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trước những diễn biến bất thường của thời tiết do biến đổi khí hậu, thành phố này đang phải mở rộng hệ thống kênh xả ngầm này.

Tối 5/10, bầu trời thủ đô Seoul của Hàn Quốc rực sáng với những màn pháo hóa rực rỡ trong khuôn khổ Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Seoul 2024, khiến người dân và du khách mãn nhãn.