Thế giới trước nguy cơ khủng hoảng thiếu gạo

Gạo - loại lương thực quan trọng đối với chế độ ăn của hàng tỷ người trên toàn thế giới - đã đạt mức giá cao nhất kể từ năm 2008, và một số nước châu Á đã bắt đầu áp đặt các hạn chế xuất khẩu. Khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói, suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống.

Cuộc  khủng hoảng giá gạo hiện nay khiến người ta nhớ đến cuộc khủng hoảng năm 2008. Theo một nghiên cứu của OECD, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008, giá một tấn gạo đã tăng từ 300 USD lên 1.200 USD (tức là tăng 300%). Khi đó, giá gạo tăng ở một số nền kinh tế, nhanh chóng lan sang các thị trường khác khi người tiêu dùng và chính phủ phải xoay xở để đảm bảo nguồn cung. 

Tháng 7 vừa qua,  Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu, đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Chính phủ Ấn Độ giải thích rằng, mục đích của biện pháp này là "đảm bảo có đủ gạo trắng non-basmati ở thị trường Ấn Độ và giảm thiểu tình trạng tăng giá ở thị trường nội địa". Mặc dù vậy, vẫn có một số ngoại lệ nhất định. Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ cho biết, việc xuất khẩu gạo trắng non-basmati sang các nước để “đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực” sẽ tiếp tục. Mà bất kỳ sự cắt giảm xuất khẩu nào của Ấn Độ cũng có thể làm tăng giá lương thực. Trong khi đó, Thái Lan đã quyết định tăng giá xuất khẩu để cải thiện thu nhập cho nông dân và cũng là để "tăng sức mạnh đàm phán trên thị trường toàn cầu". Nhưng việc thực hiện dự định này không phải là dễ dàng.

Khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói, suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống. Ngoài ra, những người không thể tiếp cận đầy đủ thực phẩm lành mạnh rất dễ xuất hiện các vấn đề như bệnh tim mãn tính, tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm và lo lắng. Vòng tuần hoàn giữa mất an ninh lương thực và bệnh tật sẽ dẫn đến sự sụt giảm của năng suất lao động, năng lực học tập và năng lực phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ, từ đó ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sức khỏe của nguồn nhân lực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều nước châu Á đang chứng kiến tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài, với nền nhiệt nhiều nơi lên tới hơn 50 độ C. Báo The Guardian (Anh) dẫn đánh giá của các chuyên gia khí hậu cho rằng, đợt nắng nóng khắc nghiệt hiện nay là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”. Tình hình nắng nóng được dự báo sẽ tiếp diễn phức tạp và nghiêm trọng, khi các nhà khoa học thậm chí còn chưa thể đưa ra dự đoán về ngày kết thúc chuỗi đợt nắng nóng kỷ lục này.

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhiều chuyên gia quan ngại đây có thể là thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ - đồng minh thân cận, quân đội Israel đang chuẩn bị cho kế hoạch tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza, nơi Israel cho là thành trì cuối cùng của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Năm vừa qua, thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự, số tiền cao nhất từng có. Con số này tăng 6,8% so với năm 2022, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ năm 2009. Theo đó, chi tiêu quân sự năm 2023 chiếm 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tăng so với mức 2,2% của năm 2022. Có thể thấy, chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết thì xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì.

Châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và các chính sách không chắc chắn có thể cản trở sự phục hồi thương mại chung của thế giới trong hai năm tới.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, với cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt tại Hạ viện hôm 20/3 và tại Thượng viện ngày 23/4, theo giờ địa phương. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?