Hoàn thành đăng ký để trải nghiệm Hanoitv.vn
TP.Hà Nội
17°C / 21.7°C
Theo báo cáo của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) về tác động của ngành thời trang tới môi trường, việc sản xuất các sợi tổng hợp như polyester, nylon và acrylic là một quy trình tiêu tốn nhiều năng lượng, đòi hỏi một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và giải phóng khí CO2. Hơn nữa, những loại vải này phân hủy thành vi nhựa gây ô nhiễm đại dương và gây ra mối đe dọa đối với sinh vật biển.
Tại Nhật Bản, sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản rò rỉ phóng xạ do thảm họa động đất sóng thần cách đây 12 năm đã để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong vùng. Đến nay công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đang có kế hoạch xả ra biển lượng nước thải tồn đọng trong nhà máy suốt 12 năm qua. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn vấp phải sự phản đối của người dân địa phương và các tổ chức môi trường.
Một con tàu chở dầu bị chìm tại vùng biển Philipines hồi cuối tháng 2 khiến dầu tràn ra ngoài, ảnh hưởng đến môi trường sống của đại dương và sinh kế của người dân trong vùng. Các vết dầu tràn đã được phát hiện trên bờ biển và vùng biển gần của hơn 60 ngôi làng gần khu vực con tàu chìm. Thêm vào đó, có khoảng 36.000 ha rạn san hô, rừng ngập mặn và cỏ biển có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dầu loang.
Cuối năm 2022, NASA đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh Artemis 1, tạo tiền đề cho việc đưa con người trở lại mặt trăng. Trong khi Trung Quốc tiếp tục phóng các module để hoàn thành Trạm Vũ trụ Thiên Cung, Mỹ và các đối tác bắt đầu xác định phương án thay thế Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), và ngành công nghiệp vũ trụ tiếp tục phát triển mạnh với sự tham gia của các công ty mới nổi. 2023 sẽ là một năm mang tính bước ngoặt đối với việc tiếp cận không gian, khi chi phí phóng tàu vũ trụ giảm và số lượng cơ sở cũng như phương tiện phóng tăng lên. Tuy nhiên, đi kèm với đó là một số thách thức.
Trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Bakhmut (phía Nga gọi là Artyomovsk) là nơi sinh sống của khoảng 70.000 dân, nhưng hiện giờ chỉ còn vài nghìn người ở lại. Cuộc chiến kéo dài suốt 7 tháng qua đã biến thành phố trở thành đống hoang tàn, đổ nát. Những ngày qua, pháo binh Nga đã tấn công dồn dập vào các tuyến đường cuối cùng ở Bakhmut nhằm bao vây toàn bộ thành phố này và đưa Moscow tiến gần đến thắng lợi lớn đầu tiên sau hơn nửa năm.
Tại châu Phi, nhu cầu sử dụng than củi vẫn rất phổ biến, từ đó gây ra tình trạng phá rừng bừa bãi. Trước thực trạng này, một doanh nghiệp vùng Tây Phi đã sáng tạo ra loại than củi làm từ rác thải thực vật, thay vì từ gỗ thông thường.
Tại Argentina, nước thải từ hoạt động sản xuất của con người cộng với biến đổi khí hậu đã biến nước sông La Plata thành màu xanh lá cây do sự xuất hiện của một loại vi khuẩn có khả năng gây độc, khiến nhà chức trách buộc phải khuyến cáo người dân và vật nuôi tránh mọi tiếp xúc với nước sông.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak vừa đạt một thỏa thuận mới về các quy tắc thương mại thời hậu Brexit cho Bắc Ireland. Thỏa thuận có tên gọi “Khuôn khổ Windsor”, được kỳ vọng sẽ mở đường cho Vương quốc Anh thiết lập mối quan hệ kinh tế thân cận hơn với Liên minh Châu Âu (EU). Đây cũng được xem là bước đầu tiên mà chính phủ của Thủ tướng Rishi Sunak đưa ra để sửa chữa một số thiệt hại mà Brexit đã gây ra cho nền kinh tế Anh.
Từ lâu, Nga đã coi xung đột ở Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm, trong đó các nước phương Tây sử dụng Ukraine để chống Nga. Theo nhà phân tích Hal Brands trên tờ Bloomberg, Nga là mục tiêu của một trong những cuộc chiến tranh ủy nhiệm khắc nghiệt nhất trong lịch sử hiện đại.
Với các lệnh trừng phạt liên tiếp được đưa ra, các nước phương Tây muốn bóp nghẹt nền kinh tế Nga và cô lập Moscow với thế giới. Tuy nhiên, trên khắp châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á và Trung Đông, nhiều chính phủ có quan hệ với Mỹ và EU lại không coi xung đột giữa Nga và Ukraine là mối đe dọa toàn cầu. Thay vào đó, họ định vị mình là những người ngoài cuộc hoặc trung lập, duy trì sự linh hoạt nhất có thể.
Tính đến thời điểm này, khoảng 15 nghìn lệnh trừng phạt đã được đưa ra, khiến Nga trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới. Mặc dù vậy, trong bối cảnh xung đột vẫn đang diễn ra, thậm chí còn có nguy cơ leo thang hơn nữa, tác động của các lệnh trừng phạt này như thế nào đến nền kinh tế Nga hiện vẫn là câu hỏi còn để ngỏ.
Bước sang tháng thứ 13, cuộc xung đột Nga - Ukraine đang đứng trước nguy cơ leo thang nguy hiểm. Việc mới đây các UAV, mà Nga cáo buộc là được phóng bởi Ukraine, tiến vào sâu trong lãnh thổ Nga, cách thủ đô Moscow chỉ 100km, dù không gây ra thương vong hay bất kỳ tổn thất đáng kể nào, nhưng đã làm dấy lên lo ngại về một chiến dịch lớn hơn của Ukraine nhằm vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Có thể thấy, xung đột càng kéo dài thì càng trở nên nguy hiểm và tổn thất với các bên tham chiến sẽ càng lớn, nhưng điều đang được bàn thảo nhiều nhất lúc này lại là biện pháp quân sự để thắng trong xung đột chứ không phải giải pháp hoà bình, với việc các nước phương Tây tiếp tục đổ vũ khí vào chiến trường, đồng thời gia tăng áp lực với Nga thông qua các biện pháp trừng phạt.
Nhà sinh vật học bảo tồn Matt Stephens đã phát minh ra Hollowhog, công cụ tạo ra các hốc cây nhằm mục đích cứu các loài động vật hoang dã ở Australia sống phụ thuộc vào hốc cây.