Thẻ tín dụng, cần sử dụng thông minh, hiệu quả
Thẻ tín dụng trên thực tế đã rất quen thuộc với nhiều người tiêu dùng, đặc biệt người tiêu dùng trẻ. Thói quen chi tiêu bằng thẻ tín dụng khi mua sắm đã dần hình thành trong nhiều người, đặc biệt đối với các điều kiện đặc thù như đi công tác nước ngoài, những người có nguồn thu cố định trong tháng vì có thể tiêu trước trả sau…Bên cạnh đó, lĩnh vực thẻ tín dụng cũng được các ngân hàng chú trọng phát triển bằng nhiều hình thức kích cầu mua sắm, khuyến mại tiện ích
Chị Hà Thị Hải Vân - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội chia sẻ: "Các ngân hàng hay có chương trình hoàn tiền, giảm giá, tôi là người hay đi mua sắm, đóng các loại tiền như học phí, phí bệnh viện... đều có chương trình nên tôi rất thích vì nó rất tiện ích."
Anh Tạ Minh Vũ, quận Thanh Xuân, chia sẻ: "Tôi là người thường xuyên dùng thẻ tín dụng, tôi thấy thẻ tín dụng rất tiện ích, là sản phẩm tối ưu của ngân hàng..."
Tiện ích của thẻ tín dụng là thấy rõ, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, không hiểu hết quy định về thẻ, sẽ dễ phải chịu phạt lãi suất cao theo quy định
Ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết: "Lãi suất cho vay của ngân hàng nói chung và lãi suất thẻ tín dụng nói riêng là luôn luôn được công bố, đến kỳ trả hạn chúng ta phải tuân thủ trả đúng hạn..."
Trên thực tế, đối với thẻ tín dụng, giống như hình thức vay không phải thế chấp, các ngân hàng đều có quy trình liên quan đến việc nhắc nợ và thu hồi nợ của khách hàng; tùy theo mức độ, thời gian trả nợ chậm hay lâu dài đến một mức độ nhất định nào đó, thì sẽ có bước ứng xử tương ứng.
Theo số liệu mới nhất, hiện Việt Nam có 36,7 triệu thẻ quốc tế đang lưu hành và phát triển nhanh chóng trong thời gian qua.
Trước những thông tin không mấy tích cực về thẻ tín dụng liên quan đến ngân hàng Eximbank thời gian qua, rất nhiều chủ thẻ do lo ngại xảy ra trường hợp tương tự, phát sinh nợ xấu nên hủy thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng ít sử dụng.
Tuy nhiên thực tế đây là điều không nên, không thể chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh” mà quay lưng lại với một trong những hình thức thanh toán tiên tiến, tiện ích.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiếp tục chấm dứt hoạt động đối với loạt phòng giao dịch. Đáng chú ý, nhà băng này đang giảm dần sự hiện diện tại thị trường Hà Nội.
Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2410 và Quyết định số 2411 quy định về lãi suất tiền gửi.
Ngày 14/11, vàng nhẫn trong nước tiếp tục giảm giá do thị trường vàng thế giới hạ nhiệt.
Thị trường chứng khoán trong nước ngày 13/11 chứng kiến một phiên biến động mạnh khi mở cửa trong sắc đỏ, giảm gần 10 điểm vào giữa phiên, sau đó đóng cửa tăng hơn một điểm lên 1.246 điểm.
Giá vàng trong nước ngày 13/11 tiếp tục có sự điều chỉnh, vàng nhẫn một số thương hiệu giảm sâu, lùi về mốc 80,8 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng SJC ổn định giá so với hôm 12/11.
Sáng 12/11, ngân hàng tăng mạnh giá mua USD, giá bán lên kịch trần. Trên thị trường tự do, giá bán USD vượt mốc 25.700 đồng.
0