Thêm 95 ổ dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội
Các ca mắc mới được ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã; Trong đó, các địa bàn có nhiều ca trong tuần là: Hà Đông (174 ca), Phú Xuyên (161 ca), Cầu Giấy (150 ca), Đan Phượng (145 ca), Hoàng Mai (141 ca), Đống Đa (138 ca), Thanh Oai (135 ca), Ba Đình (124 ca), Nam Từ Liêm (120 ca)...
Cũng trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 95 ổ dịch sốt xuất huyết tại 19 quận, huyện, thị xã; trong đó nhiều nhất là các quận: Bắc Từ Liêm với 14 ổ dịch; Hoàng Mai, 13 ổ dịch; Đống Đa, 11 ổ dịch… Đây cũng là tuần ghi nhận số ổ dịch nhiều nhất từ đầu năm đến nay.
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã có 12.776 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 3 ca tử vong; có 870 ổ dịch, hiện còn 257 ổ dịch đang hoạt động.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội nhận định, Hà Nội đang bước vào cao điểm dịch sốt xuất huyết. Với điều kiện khí hậu và thời tiết như hiện nay, dự báo tình hình dịch sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời. Công tác giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tiếp tục được triển khai tại các ổ dịch trên địa bàn các quận, huyện.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
0