Theo dõi rạn san hô tại Australia bằng thiết bị tự lái

Một nhóm các nhà khoa học tại Australia đã cho ra mắt một thiết bị không người lái sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Thiết bị này được cho là sẽ giúp khảo sát quy mô của rạn san hô Great Barrier tại nước này, khi một sự kiện tẩy trắng san hô đang diễn ra hàng loạt.

Tẩy trắng rạn san hô là hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ nước biển tăng cao khiến san hô trục xuất tảo sống trong mô ra ngoài và làm màu sắc rực rỡ của san hô biến mất. Một số loài san hô bị tẩy trắng có thể phục hồi đáng kể và có khả năng phục hồi nếu nhiệt độ nước biển giảm.

Ra mắt một thiết bị không người lái sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp khảo sát quy mô của rạn san hô Great Barrier.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ đại dương duy trì ở mức cao trong thời gian dài thì san hô sẽ chết. Tại bang Queensland của Australia, thiết bị không người lái có tên Hydrus đang tiến hành các cuộc khảo sát thường xuyên với độ chính xác cao về tác động của biến đổi khí hậu đối với rạn san hô.

Thông thường, chúng tôi thực hiện việc này với các đội lặn, tuy nhiên tầm nhìn và khả năng di chuyển của họ rất hạn chế. Vì thế, chúng tôi đã phải tăng cường các phương pháp khảo sát mới như sử dụng robot, cho phép chúng tôi mở rộng quy mô khảo sát, vì chúng có thể hoạt động ở những khu vực nguy hiểm, có cá mập hoạt động.

Bà Melanie Olsen - Viện khoa học Hàng hải Australia.

Hydrus có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động không cần truy cập Internet hoặc GPS, trong phạm vi 9km, ở độ sâu lên tới 3000m trong tối đa 3 giờ và có thể quay video 4k đồng thời đưa ra các phân tích theo thời gian thật. Thiết bị cũng sử dụng phương pháp quang trắc để tạo ra các mô hình kỹ thuật số 3D của một khu vực hoặc cấu trúc bằng cách xây dựng các lớp hình ảnh 2D.

Thiết bị sử dụng phương pháp quang trắc để tạo ra các mô hình kỹ thuật số 3D của một khu vực hoặc cấu trúc bằng cách xây dựng các lớp hình ảnh 2D.

Chúng tôi đang nghiên cứu lập bản đồ san hô với Viện Khoa học Hàng hải Australia. Điều chúng tôi đang cố gắng làm là lập bản đồ các khu vực san hô để phát hiện sự thay đổi trong các khu vực đó, sau đó thể sử dụng dữ liệu này để ngoại suy và lập mô hình cho toàn bộ rạn san hô. Một trong những lợi ích của việc sử dụng hệ thống robot là nó có thể quay trở lại cùng một vị trí mọi lúc. Nó chụp ảnh từ mọi góc, điều mà con người khó làm được.

Ông Peter Baker - Công ty Advanced Navigation.

Trải dài khoảng 2.300 km dọc theo bờ biển phía đông bắc Australia, rạn san hô Great Barrier đã chứng kiến 6 đợt tẩy trắng cục bộ kể từ năm 1998. Các nhà khoa học dự đoán nhiều rạn san hô sẽ bị tẩy trắng trong năm nay, sau nhiều tháng nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng khí hậu El Nino.

Dự đoán nhiều rạn san hô sẽ bị tẩy trắng trong năm nay, sau nhiều tháng nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục.

Trong khi các nhà khoa học đang thử nghiệm khả năng phục hồi của các rạn san hô, nhiều tổ chức và các nhà môi trường đang thực hiện các dự án phục hồi rạn san hô để nâng cao nhận thức cộng đồng. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, thì những nỗ lực này được cho là quá nhỏ bé để ngăn cản san hô biến mất. Ước tính, thế giới có thể mất tới 90% rạn san hô vào năm 2050.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cây cầu chính nối Hồng Kông với Ma Cao và Chu Hải ở Quảng Đông, đã mở cửa trở lại vào chiều ngày 6/9 bất chấp ảnh hưởng của bão Yagi.

Theo chuyên gia khí tượng Trung Quốc, do bão Yagi đang tiến đến vùng biển có nhiệt độ nước biển cao, độ gió đứt theo chiều dọc yếu, có lợi cho việc duy trì cấu trúc lõi ấm của cơn bão.

Khi gió và mưa lắng xuống, Hải Nam đã hạ cấp cảnh báo đối với bão Yagi và nhanh chóng triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn tỉnh. Trước đó, siêu bão Yagi đã tấn công tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc với mưa lớn và gió giật, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 92 người bị thương.

Yulia Vavilova, cô gái xinh đẹp tóc vàng đi cùng nhà sáng lập Telegram Pavel Durov khi ông bị bắt tại sân bay Paris vào tháng trước, đã quay trở lại mạng xã hội, chia sẻ với những người theo dõi cô về “thông tin sai lệch”.

Siêu bão Yagi đổ bộ vào tỉnh đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc với mưa lớn và gió giật mạnh đã khiến ít nhất 2 người chết và 92 người bị thương.

Siêu bão Yagi đã đổ bộ vào đảo Hải Nam, Trung Quốc, mang theo những cơn gió mạnh và mưa lớn gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng, làm tê liệt tỉnh đảo du lịch được gọi là “Hawaii của Trung Quốc”.