Thí sinh ấn tượng đêm đầu bán kết 'Tiếng hát Hà Nội'

Ngày 19/10, tập một vòng bán kết “Tiếng hát Hà Nội” đã chính thức được lên sóng vào lúc 21h trên H1 với 8 thí sinh. Ở tập một, mỗi thí sinh đã thể hiện được các cá tính riêng và màu sắc âm nhạc khác nhau qua từng màn biểu diễn tại ba dòng nhạc thính phòng, nhạc nhẹ và dân gian.

Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” năm nay có sự tham gia của gần 500 thí sinh đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Qua hai vòng sơ khảo, hội đồng giám khảo đã chọn ra được 48 thí sinh xuất sắc nhất tham gia vòng bán kết.

Tại vòng bán kết, mỗi thí sinh sẽ thể hiện hai ca khúc về Hà Nội và một ca khúc tự chọn. 

Ở phần thi nhạc nhẹ, thí sinh Hồ Văn Kãnh nổi bật với chất giọng dày và khỏe đã có một đêm bùng cháy với ca khúc “Đi tìm bóng núi” của An Thuyên. Sang đến tiết mục thứ hai, Văn Kãnh với giọng hát đầy nội lực đã thể hiện một tình yêu da diết, sâu lắng với Hà Nội qua ca khúc “Hà Nội của tôi ơi” - Lê Minh Sơn.

Thí sinh Hồ Văn Kãnh đã có một đêm bùng cháy

Bên cạnh đó, với chất giọng khỏe và cao cùng với kỹ năng nhấn nhá, xử lý nốt nhạc, thí sinh Lê Thanh Mai đã thể hiện phần thi của mình đầy da diết, tình cảm qua hai ca khúc “Lũ đêm” của nhạc sĩ Dương Cầm và “Những mùa đông yêu dấu” của Đỗ Bảo.

Thí sinh Lê Thanh Mai

Trong đêm đầu tiên trình diễn, tuy có một số bạn gặp chút trục trặc nhỏ, nhưng nhờ sự nghiêm túc, chăm chỉ tập luyện dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên, các thí sinh đã có thể xử lý tốt bài hát mà mình đã lựa chọn. Cùng với đó, sự đầu tư về trang phục, kỹ năng biểu diễn cũng đã giúp cho các thí sinh có một phần trình diễn đầy cuốn hút. 

Bùi Ngọc Minh - thí sinh trẻ tuổi nhất cuộc thi
Thí sinh Bùi Phương Khánh Thy

Hai chàng trai Nguyễn Trần Hiếu và Phạm Đức Nam đã mang đến những hơi thở mới qua phần dự thi tại dòng nhạc thính phòng.

Thí sinh Nguyễn Trần Hiếu với chất giọng khoẻ, đầy nội lực đã mang đến cho khán giả một sân khấu đầy cảm xúc qua hai ca khúc “Chào Sông mã anh hùng” - Xuân Giao và “Truyền thuyết Hồ Gươm” - Hoàng Phúc Thắng. Tuy đều là những bài hát khó nhưng Hiếu đã thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách xử lí nốt nhạc trong các đoạn cao trào. Truyền tải được đúng thông điệp, tinh thần bất khuất, quả cảm của hai bài hát.

Nguyễn Trần Hiếu mang đến một sân khấu đầy cảm xúc

Ngược lại với Hiếu, chàng trai Phạm Đức Nam  lại có một chất giọng cao cùng kỹ năng tốt đã mang đến  một sân khấu những tiết mục xuất sắc như “Bà mẹ Gạc ma” - Phạm Minh Tuấn và “Dương cầm thu không em” - An Thuyên. Với những gì đã thể hiện tại cuộc thi, Phạm Đức Nam sẽ còn tỏa sáng hơn nữa với dòng nhạc thính phòng trong tương lai không xa.

Phạm Đức Nam thể hiện một sân khấu xuất sắc và bùng nổ

Ở dòng nhạc dân gian, Phạm Thị Huyền và Đoàn Thị Linh mang đến hai màu sắc khác nhau. Một Phạm Thị Huyền đầy ma mị với hai ca khúc “Tây thiên huyền thoại” của nhạc sĩ Huỳnh Tú và “Một thoáng Tây Hồ” - Phó Đức Phương. Một Đoàn Thị Linh đa màu sắc nhưng cũng không kém phần bùng cháy khi chọn trình diễn hai ca khúc "Trầu không” và “Trăng về phố”. 

Một Phạm Thị Huyền đầy ma mị
Và một Đoàn Thị Linh đa màu sắc

Khép lại đêm thi đầu tiên với những màn trình diễn đa dạng với nhiều màu sắc âm nhạc của 8 thí sinh. “Tiếng hát Hà Nội” tập 2 hứa hẹn sẽ còn là một sân khấu đầy bùng nổ hơn nữa.

Vòng bán kết “Tiếng hát Hà Nội” gồm sáu phần sẽ chính thức được phát sóng vào 21 giờ các ngày 19, 20, 21 và 23, 24, 25 tháng 10 trên H1. Để ủng hộ các thí sinh mà mình yêu thích, khán giả có thể tích cực theo dõi các thông tin mới nhất trên website "Tiếng hát Hà Nội" và tham gia bình chọn cho các thí sinh theo hướng dẫn từ ban tổ chức cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội" năm 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.

Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.