Thí sinh được mang những vật dụng nào vào phòng thi?

9 vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi là bút viết, thước kẻ, bút chì, tẩy chì, ê ke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình, máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ, Atlat Địa lí Việt Nam.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội diễn ra vào ngày 8 và 9/6, với 3 bài thi độc lập (toán, ngữ văn và ngoại ngữ).

Đến thời điểm này, tại các điểm thi trên toàn thành phố, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, an ninh đã được đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu, phục vụ cho kỳ thi.

Năm nay, Hà Nội có 201 điểm thi với gần 4.500 phòng thi chính thức, hơn 400 phòng thi dự phòng tại 30 quận, huyện, thị xã.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội diễn ra vào ngày 8 và 9/6. 

19 đoàn công tác của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội và nhiều đoàn của ban chỉ đạo thi tuyển sinh các quận, huyện, thị xã đã kiểm tra điều kiện tổ chức kỳ thi tại tất cả các điểm thi.

Báo cáo từ các đoàn cho thấy các địa phương, nhà trường đều chuẩn bị rất kỹ về mọi mặt, đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn. Ông Tống Minh Kiều - Phó Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện Sóc Sơn, cho biết trong bối cảnh thời tiết nắng nóng, nguồn điện khó khăn, tại tất cả các điểm thi đều có máy phát điện và xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống bất ngờ như mưa to, úng ngập, mất điện, nắng nóng gay gắt hoặc các trường hợp thí sinh có sức khỏe bất thường trong thời gian làm bài...

Thí sinh được mang những vật dụng nào vào phòng thi?

Hà Nội đã điều động gần 15.500 giáo viên của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên làm nhiệm vụ coi thi. 100% giáo viên coi thi đã được tập huấn quy chế thi.

Các địa điểm thi đều tăng cường an ninh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho các phòng thi, đặc biệt là hệ thống tường rào, cổng trường thi an toàn, ngăn cách với bên ngoài.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý các đơn vị về công tác hậu cần để đảm bảo điều kiện về ăn, ở đi lại cho đội ngũ cán bộ làm công tác coi thi tại các điểm thi.

Sở cũng yêu cầu các điểm thi phải thực hiện nghiêm túc sự phối hợp với công an các địa phương trong công tác giữ an ninh trật tự ở cả vòng trong và vòng ngoài trường thi; yêu cầu Sở Điện lực Hà Nội phối hợp cung ứng nguồn điện trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.