Thí sinh Tiếng hát Hà Nội hát dân gian ‘ít nhưng chất’

Vòng bán kết Tiếng hát Hà Nội năm nay, số lượng thí sinh ở dòng nhạc dân gian chiếm tỉ lệ ít nhất, chưa đến 25%, nhưng đây lại đang là những thí sinh có dấu ấn nổi bật nhất.

Các thí sinh trẻ tuổi nhất cuộc thi nhưng có những màn trình diễn thu hút nhất

Tại cuộc thi năm nay, tham gia dự thi ở dòng nhạc dân gian có rất nhiều thí sinh trẻ tuổi. Tuy chỉ mới 18, 19 tuổi nhưng các thí sinh trẻ được đánh giá có tư duy âm nhạc tốt, sự chỉn chu trên sân khấu. Điển hình như Trần Thị Vân Anh (18 tuổi), dù trình diễn bài hát được nhận xét là khó hát như "Phật Quang Phổ Chiếu" nhưng vẫn hoàn thành tốt phần thi bằng cách làm mới bài hát theo phong cách nửa truyền thống, nửa hiện đại. Đại diện thí sinh nam là Mạc Hoàng Lương (19 tuổi) với chất giọng đầy nội lực cùng phong thái trình diễn tự tin đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khán giả.

Trần Thị Vân Anh xử lý tốt bài hát khó và hoàn thành tốt phần thi

Mạc Hoàng Lương với chất giọng đầy nội lực

Bùng nổ sắc màu dân gian truyền thống với sự đầu tư chất lượng về trang phục và dàn dựng sân khấu

Nhiều thí sinh có sự đầu tư đáng kể về dàn dựng sân khấu trình diễn với những đội múa phụ hoạ, hiệu ứng sân khấu. Có thể nhắc đến hai bài dự thi đậm chất dân gian truyền thống của hai chàng trai Vũ Quang Thiện và Phạm Minh Hiếu đã thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc và chân thành.

Vũ Quang Thiện mang đến hai tiết mục đậm nét dân gian truyền thống với sự đầu tư chỉn chu, chuyên nghiệp

Sân khấu của Phạm Minh Hiếu với sự đầu tư múa phụ hoạ và hiệu ứng sân khấu

Sự quay trở lại của gương mặt quen thuộc trong cuộc thi âm nhạc lớn

Nhiều thí sinh tại dòng nhạc dân gian đã từng tham gia trong các cuộc thi âm nhạc lớn trước đó như Mai Thu Hương (chung kết Sao Mai 2022); Vũ Quang Thiện (Giải nhất Sao Mai Hà Tĩnh 2019); Mạc Hoàng Lương (giải thí sinh ấn tượng Giọng hát hay Hà Nội 2022)…. Quay trở lại với cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023, Thu Hương có một phong cách âm nhạc mới lạ hơn. Thế mạnh của Thu Hương đó chính là cách luyến láy đặc trưng, kỹ thuật và biến tấu các bài hát mới lạ, độc đáo và gần gũi với các bạn trẻ. Đến với cuộc thi, cô nàng mong muốn trở thành một “tắc kè hoa” ở tất cả các dòng nhạc phù hợp với tất cả mọi người và “để xu hướng âm nhạc của mình cũng sẽ được phát triển theo với xã hội hiện đại và nghệ thuật hiện đại”, Mai Thu Hương chia sẻ.

Nàng “tắc kè hoa” Mai Thu Hương

NSƯT Tố Nga - huấn luyện viên của dòng nhạc dân gian tại Tiếng hát Hà Nội nhận xét sau vòng bán kết: “Tuy dòng nhạc dân gian được rất ít thí sinh lựa chọn, nhưng những bạn thí sinh ở dòng nhạc này lại vô cùng ưu tú. Đặc biệt, hầu như các bạn lựa chọn thi dòng nhạc dân gian đều còn rất trẻ, tư duy âm nhạc tốt, đầu tư sân khấu và thổi hồn mới cho chất liệu âm nhạc dân gian”.

Trên các trang mạng xã hội của cuộc thi, rất nhiều khán giả trẻ tuổi bình luận rằng: “Mình không phải người hâm mộ của dòng nhạc dân gian, nhưng màn trình diễn của các thí sinh thật sự rất mới lạ và cuốn hút”, hay “Sân khấu của các bạn ở dòng nhạc dân gian không bị nhàm chán như những gì mình nghĩ”.

Vòng bán kết Tiếng hát Hà Nội 2023 khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc và hứa hẹn một đêm chung kết mang tới nhiều điều bất ngờ hơn đến từ 12 thí sinh xuất sắc nhất. Để ủng hộ các thí sinh mà mình yêu thích, khán giả có thể theo dõi các thông tin mới nhất trên website "Tiếng hát Hà Nội" và tham gia bình chọn cho thí sinh mình yêu thích nhất theo hướng dẫn từ ban tổ chức cuộc thi.

Một số hình ảnh thí sinh ở dòng nhạc dân gian, Tiếng hát Hà Nội 2023:

Đoàn Thị Linh - SBD 059
Đinh Thị Thuỳ Dương - SBD 351
Bùi Trọng Hoàn - SBD 122
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.

Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.