Thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 chỉ còn bốn môn
Đề các môn thi trắc nghiệm theo định dạng mới cộng với ngữ liệu đề Ngữ văn không nằm trong chương trình sẽ là những khó khăn mà học sinh thi tốt nghiệp theo phương án mới gặp phải. Do vậy việc được giảm hai môn thi sẽ giúp áp lực của các em giảm đi.
Học sinh Lê Nhã Viên – Trường THCS - THPT Việt – Úc, Hà Nội chia sẻ: “Em thấy lo lắng vì định dạng đề khác hẳn năm trước, định dạng đề mới khi biết thi bốn môn thôi thì em nghĩ mình có thể tập trung thời gian vào những môn thi mà mình đã đăng ký”.
Theo phương án thi mới thí sinh thi bắt buộc hai môn, gồm: Ngữ văn, Toán và hai môn tự chọn trong số 9 môn còn lại được học ở lớp 12. Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Đây là lần đầu tiên môn Tin học được đưa vào thi tốt nghiệp.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm:
Hai môn Thi bắt buộc: Ngữ văn, Toán
Hai môn thi tự chọn trong số 9 môn: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Cũng theo phương án thi mới ngữ liệu đề Ngữ văn sẽ không nằm trong chương trình học. Dù được làm quen với định hướng này từ lớp 10 nhưng khó khăn với cả học sinh và giáo viên vẫn còn.
Cô giáo Vũ Thị Lan Anh – Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội cho hay: “Vừa đọc hiểu hai ngữ liệu mới vừa phải giải quyết những câu hỏi của đề thi thì đây là thách thức với học sinh, tuy nhiên với các em được rèn luyện về phương pháp sẽ giúp các em vượt qua”.
Thi bốn môn là niềm vui với học sinh nhưng sẽ có khó khăn cho các trường bởi bố trí lớp học như thế nào cho hợp lý khi số lượng học sinh chọn mỗi môn là khác nhau.
Việc công bố phương án thi sớm là thuận lợi cho học sinh thi theo chương trình mới. Tuy nhiên, việc thi 11 môn chỉ trong hai ngày liệu có hợp lý đang là băn khoăn của nhiều trường.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.
Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
0