Thị trường bất động sản 2024 có nhiều tín hiệu khả quan
Trong những năm qua, thị trường bất động sản phát triển với tốc độ rất nhanh, một phần do nhu cầu đầu tư rất lớn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, thị trường này đang “nguội lạnh” do bị đẩy giá quá cao, vướng pháp lý… khiến niềm tin của nhà đầu tư chững lại. Theo thống kê, những căn hộ có giá dưới 25 triệu đồng/m2 rất ít gần như biến mất. Hiện thị trường đang rơi vào tình trạng mất cân đối cung cầu lớn, nguồn cung chủ yếu là phân khúc cao cấp và trung cấp. Phân khúc cấp thấp phục vụ cho người dân thu nhập thấp còn hạn chế.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và nghiên cứu Savills Hà Nội cho biết: “Quý IV/2023, giá căn hộ thị trường sơ cấp ở Hà Nội trung bình là 58triệu đồng/m2. Mức giá này tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường đang bị mất cân đối về nguồn cung. Nguồn cung sơ cấp căn hộ hạng B đang chiếm 83% trong khi đó căn hộ hạng A và hạng C đang rất là hạn chế”.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, dấu hiệu phục hồi sẽ rõ nét từ giữa năm 2024 - năm được coi là viên gạch đầu tiên xây nền móng cho chu kỳ phát triển mới của thị trường BĐS. Bởi vấn đề pháp lý, vướng mắc của các dự án đang được cơ quan nhà nước tháo gỡ bằng các chính sách cũng như dự thảo Luật sửa đổi vừa thông qua.
Mặc dù thị trường bất động sản vẫn còn rất khó khăn nhưng hoàn toàn có căn cứ để hy vọng về triển vọng phục hồi trở lại và tiếp tục tăng trưởng theo định hướng phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững khi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Đất đai (sửa đổi)… đi vào thực tế. Những Luật mới này sẽ bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất và tính khả thi. Hơn nữa nhu cầu thực về nhà ở vẫn rất lớn nhất là nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội…
Ông Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế cho biết: “Rõ ràng phân khúc nhà ở xã hội nhà ở giá rẻ đang trở thành một trong những cứu cánh cho thị trường BĐS trong năm 2024 cũng như trong các năm sau. Bởi vì chúng ta có cả một chương trình phát triển hơn một triệu căn hộ nhà ở xã hội. Vì thế chúng tôi cũng hi vọng quá trình phát triển của thị trường BĐS sẽ tốt hơn nhờ có đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, nhà ở công nhân trong thời gian tới.”
Đề án một triệu căn nhà ở xã hội đang được triển khai mạnh mẽ cùng với hàng loạt tín hiệu tích cực ghi nhận trong thời gian qua, thị trường bất động sản được nhiều chuyên gia nhận định đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và bắt đầu đi vào chu kỳ mới. Tuy nhiên dù có nhiều cơ sở để phục hồi nhưng thị trường bất động sản cũng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức. Thời gian tới thị trường vẫn tiếp tục cần những đợt tiếp sức từ các cơ chế, chính sách của Chính phủ, các Bộ, ngành, tạo động lực tích cực vào tiến trình phục hồi.
Chiều 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Ngày 23/11, chỉ có 10/23 lô đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai được đấu giá thành công. Trải qua 10 vòng đấu, thửa được trả giá cao nhất là 75,3 triệu đồng/m², thấp nhất 55,3 triệu đồng/m².
Chiều 23/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội” với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.
Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.
Để phát triển nhà ở xã hội, các chuyên gia cũng kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 6% thay vì 10% như hiện nay cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và giảm lãi suất cho người mua nhà.
Nhà ở giá rẻ, đặc biệt là nhà ở xã hội hiện vẫn thiếu hụt số lượng lớn. Bởi vậy, thông tin UBND thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh và chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê đã được người dân hết sức quan tâm.
0