Thị trường bất động sản đã hạ nhiệt?

(HanoiTV) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, tốc độ tăng giá của thị trường bất động sản đã chậm lại nhưng giá có hạ hay không thì chưa thể khẳng định được.

Tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra chiều 13/6, nhận định về thị trường bất động sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng thông tin thị trường bất động sản hiện nay đã hạ nhiệt tại nhiều nơi so với cùng kỳ năm 2021 nhưng giá vẫn ở mức cao.

Theo ông Hùng, hiện nay có nhiều nguồn vốn dành cho thị trường bất động sản nhưng thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng. Hiện các nguồn vốn này đang được kiểm soát để thị trường phát triển theo hướng lành mạnh và Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương siết vốn vào bất động sản, nhất là các phân khúc nhà ở phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận người dân.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản - cho biết thêm, trong năm 2021, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi một số khu vực, đặc biệt là phân khúc đất nền tại một số nơi lên quận, sáp nhập hoặc có hệ thống hạ tầng giao thông chạy qua... tăng giá rất cao.

"Thậm chí có chỗ tăng đột biến, giá nhà chung cư tăng 5-7%, nhà ở riêng lẻ có nơi tăng 30%", ông Khởi nói.

Theo vị này, giá bất động sản tăng cao có nhiều nguyên nhân, một phần do nguồn cung hạn chế, tín dụng điều chỉnh chưa tốt, thông tin về thị trường chưa kịp thời, chính xác, nên có hiện tượng lợi dụng thông tin có nâng giá thổi giá.

Hình minh họa. Ảnh Thu Hằng

Trước thực tế nêu trên, ông Khởi cho biết, Bộ Xây dựng có nhiều văn bản đôn đốc, cùng với đó là sự vào cuộc của chính quyền địa phương, thị trường bất động sản đến thời điểm hiện nay so với cùng kỳ 2021 và cuối năm 2021 đã có nhiều nơi đã hạ nhiệt mặc dù giá vẫn còn cao.

Ông Khởi thông tin, với các yêu cầu cung cấp nhiều nhà ở hơn cho đối tượng thu nhập thấp, trung bình, Bộ Xây dựng đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có việc đẩy mạnh tăng nguồn cung cho thị trường. Tiếp đến là tăng cường thông tin các dự án, thông tin các nguồn hàng, tránh hiện tượng lợi dụng cấu kết tăng giá, tăng nguồn vốn…

Dự báo về tình hình 6 tháng cuối năm, ông Khởi cho biết thị trường sẽ phát triển, song vẫn cần có những biện pháp để bình ổn, trong đó có việc đẩy nhanh nguồn cung, đặc biệt nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia dự báo nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.