Thị trường bất động sản sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2024 đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất với nhiều kết quả phục hồi tích cực; cùng với sự hỗ trợ sát sao từ phía Chính phủ, các cơ quan ban ngành, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.

Năm 2024 được đánh giá là năm bản lề của thị trường bất động sản Việt Nam, nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý. Đây không chỉ là nền tảng quan trọng để tháo gỡ khó khăn hiện tại mà còn đánh dấu sự mở đầu giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ và bền vững của thị trường bất động sản trong thời gian tới, với các thông tin ngày càng minh bạch, rõ ràng. Đây là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới” và dự báo những xu hướng của thị trường trong năm 2025, do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức mới đây.

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2024 đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất với nhiều kết quả phục hồi tích cực và vẫn đang bám sát tiến trình phục hồi với nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai. Thị trường đã chứng kiến sự quay trở lại của một lượng tương đối lớn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản, môi giới, nhà đầu tư; tỷ lệ hấp thụ sản phẩm mới đạt trên 70%.

Với những kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2024, cùng sự hỗ trợ sát sao từ phía Chính phủ, các cơ quan ban ngành, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định, một trong những điểm nhấn quan trọng trong việc phát triển thị trường bất động sản là Quốc hội đã thông qua 4 đạo luật quan trọng, bao gồm Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng. Những đạo luật này đã giúp tạo ra khung pháp lý rõ ràng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và giao dịch bất động sản.

"Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Bộ Xây dựng trong thời gian tới là triển khai Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Đây là một phần trong chiến lược phát triển nhà ở xã hội, giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và trung bình", ông Nguyễn Văn Sinh cho biết thêm.

Tại diễn đàn, các chuyên gia dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2024 - 2025 sẽ có xu hướng đi ngang và chỉ phục hồi nhẹ từ năm 2026. Tuy nhiên Việt Nam vẫn duy trì một nhịp độ tăng trưởng khá mạnh mẽ, với triển vọng đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024 và 2025. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ là nền tảng cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan, trong đó có bất động sản. Khi nền kinh tế ổn định, niềm tin của các nhà đầu tư cũng được củng cố, kéo theo các cơ hội phát triển cho bất động sản.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, “nhiệt thị trường” bất động sản năm 2025 tỏa dần đều hơn giữa các khu vực; trong đó, khu vực miền Bắc vẫn tiếp tục sức nóng, khu vực miền Nam có dấu hiệu tăng nhiệt rõ rệt.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam đánh giá: "Chúng tôi cho rằng thị trường sẽ có sự phân hoá rất rõ ràng, nhà ở cao cấp đáp ứng cho nhu cầu của người có thu nhập tốt và họ sẽ là chủ thể lựa chọn những khu nhà ở chất lượng, làm cho thị trường khu nhà ở giá cao sẽ là thị trường chủ đạo trong năm 2025".

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Ban Tổ chức triển khai hoạt động tôn vinh những dự án đã góp phần tạo điểm sáng cho bức tranh toàn cảnh của thị trường. Đây là những dự án có tính nổi bật, hấp dẫn và triển vọng trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quỹ Nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.

Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát tính đến ngày 28/3.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhằm xử lý số lượng lớn dự án chậm tiến độ.

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất của Bộ Xây dựng về thí điểm giao chủ đầu tư nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.

TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng hàng chục nghìn căn nhà ở xã hội mỗi năm nhưng nhiều dự án vẫn đang kéo dài vì thủ tục pháp lý, khiến hàng nghìn người mất cơ hội an cư lạc nghiệp.

120 triệu đồng/m² là mức trúng đấu giá cao nhất trong phiên đấu giá đất ngày 29/3 tại Sóc Sơn (Hà Nội).