Thị trường bất động sản thực sự có đang 'ngáo giá'?
Một ngân hàng vừa rao bán hai căn hộ Ciputra với mức giá giảm 58 tỷ đồng. Đây là tài sản đảm bảo cho khoản vay của ngân hàng, nhưng người vay không thể trả nợ. Tổng giá trị hai căn nhà tính theo giá khởi điểm là 242 tỷ đồng. Phiên đấu giá vừa được diễn ra vào ngày 25/11.
Nếu tính theo mức giá khởi điểm trong phiên đấu giá lần một vào tháng 8 vừa qua, hai căn biệt thự có mức giá lần lượt là 518 và 404 triệu đồng/m². Lần đấu giá thứ tư vào ngày 25/11, thì mức giá mỗi căn đã hạ xuống 19%. Trên thị trường, giá mỗi căn biệt thự dự án này đang dao động từ 250 đến 400 triệu đồng/m², theo thông tin rao bán trên các website.
Việc đấu giá tài sản đảm bảo nhưng mức giá đưa ra cao hơn hẳn so với giá thị trường là một quyết định khó hiểu của ngân hàng. Mục đích của bán đấu giá tài sản đảm bảo để thu hồi nợ khi người vay mất khả năng thanh toán, chứ không phải tìm kiếm lợi nhuận cho người vay.
Khi thẩm định giá tài sản đảm bảo để bán đấu giá, người mua có quyền yêu cầu ngân hàng bán theo giá thị trường, để tối ưu số tiền mình có thể thu về. Dù cầm sổ đỏ trong tay, ngân hàng vẫn không thể muốn bán với giá bao nhiêu tùy thích.
Dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 9 tháng của năm 2024, tín dụng bất động sản tăng trưởng 9,15%. Tín dụng bất động sản có hai mảng, mảng cho vay kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng bất động sản. Dữ liệu cho thấy, cho vay kinh doanh bất động sản tăng tới 16%, trong khi cho vay tiêu dùng bất động sản chỉ tăng 4,6%, thấp hơn mức tăng tín dụng chung.
9 tháng của năm 2024 cũng là giai đoạn sốt nhà, sốt căn hộ tại Hà Nội. Với mức tăng 4,6%, chứng tỏ giao dịch mua nhà thực sự không khởi sắc.
Với ngân hàng, việc không thể giải chấp tài sản thu hồi khoản vay, khiến họ đối mặt với những khoản nợ xấu khổng lồ, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cũng như đánh giá tín nhiệm của chính họ. Ngoài ra, khi giá bất động sản cao, việc thẩm định giá trị tài sản để cho vay cũng tương đối mạo hiểm. Bởi nếu một ngày giá rớt, thì một loạt khoản vay có tài sản đảm bảo là bất động sản cũng sẽ lâm nguy.
Với người dân, việc tăng giá bất động sản không ngừng nghỉ như vậy đang khiến khả năng có một căn hộ cho mỗi gia đình ngày càng trở nên xa vời.
Bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính, nhiều lần thay đổi quy hoạch, Hà Nội đã có những bước chuyển mình vượt bậc, dần trở thành đô thị thông minh, hiện đại.
Bảng giá đất mới vừa được UBND thành phố Hà Nội ban hành được cho là sát với giá thị trường đã và đang tạo cơ sở pháp lý cho việc tính tiền sử dụng đất. Từ đó, phần nào tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án, tăng nguồn cung cho thị trường, tránh tình trạng các đối tượng lợi dụng trục lợi “găm hàng, thổi giá” nhằm gây nhiễu loạn thị trường như trong thời gian qua.
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi HĐND thành phố trả lời các kiến nghị của cử tri, trong đó có nội dung đề nghị tháo gỡ khó khăn, cấp đất dịch vụ cho người dân có đất thu hồi thực hiện các dự án tại huyện Quốc Oai, huyện Mê Linh.
Theo CBRE Việt Nam, nguồn cung bất động sản gắn liền với đất, bao gồm nhà phố và biệt thự tại Hà Nội dự kiến vượt 7.000 căn trong năm 2025.
Tính đến tháng 12/2024, Tổ công tác Bộ Xây dựng đã xử lý 191/191 kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 210 dự án bất động sản.
Những tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, giá đất nền ven đô đang giảm và chững lại, giao dịch cũng rất ít và có nguy cơ đóng băng thị trường. Bởi, giá nhà, đất đã neo lên quá cao trong một thời gian dài.
0