Thị trường BĐS cuối năm - Cơ hội cho người mua ở thực

Cuối năm 2022, điểm sáng trên thị trường BĐS được dự đoán thuộc về phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực và khai thác thương mại như căn hộ chung cư.

Quý III, IV, thị trường BĐS ghi nhận nhiều tin tức bất lợi ảnh hưởng đến dòng tiền khiến khả năng thanh khoản giảm, gây khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trên diện rộng.

Thị trường BĐS cuối năm dành cho người mua nhà ở thực

Trong bức tranh chung của thị trường địa ốc, các chuyên gia cho rằng, phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực sẽ “sống khoẻ” bởi lượng cầu luôn duy trì ở ngưỡng tốt. 

Lý giải hiện tượng này, giới chuyên gia đưa ra 3 nguyên nhân chính:

Thứ nhất, với kịch bản năm 2023 tín dụng tiếp tục bị siết chặt, những giỏ hàng đang mở bán trên thị trường sẽ diễn ra sự sàng lọc tự nhiên. Những sản phẩm có thanh khoản tốt hơn, dòng tiền tốt hơn, đáp ứng đúng nhu cầu, vị trí tốt hơn… vẫn sẽ nhận được ưu tiên của người mua. Khi thị trường khó khăn, người mua sẽ có xu hướng tìm những sản phẩm an toàn nhất rồi mới tính đến khả năng sinh lời.

Giá căn hộ các dự án được công bố với thời điểm cuối năm có xu hướng về đúng giá trị thực để thúc đẩy giao dịch, đây là nguyên nhân thứ hai. Người mua nhạy bén nhận thấy thời cơ thoát khỏi bẫy tăng giá.

Thị trường bất động sản Việt Nam mặc dù đang trên đà giảm tốc mạnh nhưng những khu vực có nội tại tốt sẽ có sự tăng giá bền vững.

Thứ ba, nhiều dự án vẫn còn "room" tín dụng cho khách mua ở thực, nhất là các dự án phân khúc bình dân trở xuống.

Nhằm kiểm soát bong bóng BĐS, đảm bảo cơ hội cho người có nhu cầu thực về nhà ở, dòng tiền sẽ khó chia đều cho các phân khúc mà đang tập trung vào một số sản phẩm, các loại hình bất động sản đáp ứng được nhu cầu ở thực và khai thác thương mại sẽ được người mua ưu ái.

Bà Trang Bùi – Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, thị trường sắp tới sẽ tập trung vào sản phẩm cho người dùng ở thực. Vị chuyên gia này dự báo, trong năm 2023, bất động sản công nghiệp và nhà ở phục vụ nhu cầu ở thực, có mức giá bán hợp lý sẽ vẫn giữ được thanh khoản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia dự báo nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.