Thị trường BĐS cuối năm: Tăng trưởng ở chung cư

Báo cáo thị trường BĐS quý III/2022 mới đây của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho thấy, những thị trường lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… đang ghi nhận sự sụt giảm mối quan tâm của người tìm kiếm BĐS từ 14 - 19%, nguồn cung các phân khúc sản phẩm BĐS giảm từ 9 - 50% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo quý IV/2022, thị trường có thể sẽ tăng trưởng, nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở loại hình chung cư.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn (Kênh thông tin dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam), việc “nghẽn” nguồn vốn vào thị trường là nguyên nhân hàng đầu của sự sụt giảm. Thực tế, tình trạng khát vốn của các chủ đầu tư đã diễn ra từ đầu năm đến nay, các nguồn vốn chính vào thị trường đều đang bị thu hẹp. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ trái phiếu BĐS năm 2022 cũng giảm.

Hiệp hội BĐS Việt Nam dự báo quý IV/2022, thị trường có thể sẽ tăng trưởng, nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở loại hình chung cư, khi các chủ đầu tư đang bắt đầu mở bán hàng rầm rộ ở những phân khúc dành cho người mua ở thật. Đất nền dự báo cũng sẽ bớt khó khăn khi nhu cầu nhà đầu tư tìm kiếm tăng cao và tìm kênh “trú ẩn” vốn an toàn, cộng với thời điểm cuối năm Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công và giải ngân. Ngoài ra, trong quý IV, các dòng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thường đổ vào BĐS, lượng kiều hối đổ về nước dự kiến năm nay thu hút 14 - 16 tỷ USD là trợ lực dòng tiền giúp thị trường thanh khoản tốt hơn.

Còn những tháng đầu năm 2023, mặc dù còn khó khăn, nhưng thị trường sẽ dần ổn định, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các phân khúc thị trường, khi chính sách liên quan đến lãi suất tín dụng, tỷ giá được ban hành ổn định. Thị trường cũng sẽ được hỗ trợ bởi chính sách 2% cho doanh nghiệp (gói 25.000 tỷ đồng) và người mua nhà (gói 15.000 tỷ đồng).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy lượng tồn kho bất động sản nghỉ dưỡng tăng mạnh, nguồn cung mới giảm. Một số đơn vị kinh doanh lĩnh vực này đang bị thua lỗ.

Có được một chỗ ở với giá cả vừa túi tiền là khát khao của những người thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều năm qua, nguồn cung nhà ở xã hội luôn thiếu. Chính phủ, các bộ, ngành cùng TP. Hà Nội đã và đang vào cuộc quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, nhằm đẩy nhanh việc xây dưng nhà ở phân khúc này.

Lực lượng chức năng Thành phố Hà Nội và quận Hoàng Mai đã kiểm tra, phát hiện hàng chục căn liền kề tại Dự án Louis City Hoàng Mai xây dựng sai giấy phép.

Chỉ ít ngày sau khi tập đoàn Vingroup công bố đã hoàn tất chuyển nhượng 55% vốn điều lệ trong Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và phát triển Thương mại SDI, Hội đồng quản trị tập đoàn đã ban hành Nghị quyết thông qua việc tham gia góp vốn thành lập công ty con.

Bất động sản khu công nghiệp của Việt Nam vẫn phải đối diện với một loạt thách thức như việc quy hoạch, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp còn thiếu tầm nhìn tổng thể, dài hạn, chưa bám sát thực tế, thế mạnh và sự kết nối của từng vùng, từng địa phương.

Thực tế thời gian qua cho thấy, vướng mắc trong công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vẫn nằm ở cơ chế, đặc biệt đối với đô thị lớn như Hà Nội có nhiều đặc thù. Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, Hà Nội cần có những cơ chế đặc thù về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, bổ sung kịp thời các quy định về cải tạo chung cư cũ.