Thị trường BĐS sẽ minh bạch khi luật có hiệu lực
Tại cụm công nghiệp Kim Bài, mặc dù Công ty cổ phần tập đoàn Telin - chủ đầu tư dự án và huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã khẳng định không có việc xây dựng shophouse trong cụm công nghiệp, thế nhưng, những thông tin rao bán về các căn shophouse ảo này lại xuất hiện trên các trang mạng xã hội và đã khiến nhiều người bị lừa mất tiền.
Cách đây hai tháng, thị trường náo loạn trước việc chung cư tăng giá. Cứ sau một tháng, có căn tăng cả trăm triệu. Nguyên nhân do sự lũng đoạn của giới đầu cơ, chiêu trò của môi giới và một phần đến từ việc chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu chung về thị trường.

Việc không có cơ sở dữ liệu chung về thị trường BĐS đã tạo ra khe hở cho một số môi giới lợi dụng. Những chiêu trò như tung tin ảo hay thổi giá khiến thị trường BĐS không còn minh bạch.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được cho là sẽ góp phần thanh lọc môi giới. Theo quy định, ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì người môi giới phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản.
Cũng trong Luật Kinh doanh bất động sản 2023, hoạt động phân lô bán nền sẽ bị siết chặt tại các đô thị lớn. Điều này sẽ khiến thị trường đất nền gặp khó khăn trong thời gian đầu triển khai. Tuy nhiên, ở góc nhìn vĩ mô, đây là xu hướng tất yếu được áp dụng đồng bộ ở nhiều quốc gia phát triển, giúp đảm bảo quyền lợi người mua bất động sản, góp phần cải thiện tính minh bạch của thị trường.
Với việc Luật Kinh doanh bất động sản cùng với Luật Nhà ở và Luật Đất đai đi vào thực thi sớm hơn dự kiến, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ hấp thu các chính sách sớm hơn và có sự phục hồi nhanh hơn.
Tuy nhiên, vẫn cần thời gian để các chính sách có hiệu lực và được thẩm thấu, thị trường sẽ vẫn còn tình trạng gây nhiễu thông tin. Do vậy, người mua và các nhà đầu tư cần tỉnh táo, cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua bán nhà, đất, không chạy theo tâm lí đám đông.
Quỹ Nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.
Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát tính đến ngày 28/3.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhằm xử lý số lượng lớn dự án chậm tiến độ.
Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất của Bộ Xây dựng về thí điểm giao chủ đầu tư nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.
Gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án bất động sản chậm tiến độ.
Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.
0