Thị trường có tín hiệu tốt khi 3 luật mới triển khai
Thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian qua, từ vướng mắc pháp lý đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở. Hơn 1.200 dự án BĐS chậm triển khai vì vướng mắc về pháp lý; Mỗi năm, thị trường thiếu hụt khoảng 300.000 đơn vị nhà ở, trong khi giá nhà cao gấp 24 lần thu nhập của người dân... là những vấn đề đang dần được tháo gỡ kể từ ngày 1/8, khi ba luật mới liên quan đến lĩnh vực BĐS chính thức có hiệu lực. Điều này tạo nên kỳ vọng về sự thay đổi tích cực cho thị trường trong thời gian tới.
Chia sẻ về những nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết các vướng mắc pháp lý, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho biết Chính phủ đã ban hành rất nhiều nghị định và văn bản hướng dẫn để thực thi các luật đất đai, luật nhà ở, và luật kinh doanh BĐS. Cụ thể, đã có 16 nghị định được ban hành, chưa kể các quyết định và thông tư liên quan. Các địa phương cũng đã ban hành khoảng 30 văn bản liên quan để giải quyết các vấn đề pháp lý cho thị trường BĐS.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, nhận định rằng thị trường BĐS đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Những bước đi tích cực này sẽ giúp củng cố và phát triển thị trường BĐS một cách an toàn và bền vững trong thời gian tới.
Khi các luật mới được triển khai, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng rằng các vướng mắc pháp lý sẽ được tháo gỡ, giúp triển khai các dự án nhanh hơn và tăng cường nguồn cung nhà ở, đặc biệt là nhà giá rẻ. Điển hình, tại Hà Nội, dự kiến trong năm 2025, thị trường sẽ bổ sung từ 23.000 đến 30.000 căn chung cư, với giá bán sẽ điều chỉnh về mức phù hợp hơn, không còn tăng nhanh như giai đoạn trước.
Ông Mai Hồng Dương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BĐS HDHomes, cho biết việc thông qua các luật mới với mục tiêu điều hành giá cả bất động sản theo thị trường, đồng thời công khai và minh bạch, là một cơ hội lớn để doanh nghiệp và người dân tận dụng và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Đối với phát triển nhà ở xã hội, ông Nguyễn Việt Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết Bộ Xây dựng đang phấn đấu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho người có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ đẩy mạnh các dự án đô thị thông minh, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao tỷ lệ đô thị hóa lên 45%. Cùng với đó, công tác quản lý đô thị cũng sẽ được tăng cường để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường BĐS, tiếp tục gỡ vướng cho thị trường BĐS các dự án BĐS, cân đối lại cơ cấu nguồn cung, đặc biệt là nhà ở xã hội và nhà ở thương mại.
Với nhiều kỳ vọng được đặt ra trong năm 2025, thị trường BĐS dự kiến sẽ có nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là từ quý II/2025.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 31,6 ha; bao gồm 23 công trình chung cư.
Sau gần 14 tiếng đồng hồ, phiên đấu giá 26 thửa đất tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai đã thành công. Thửa có giá trúng cao nhất là 76,7 triệu đồng/m2, gấp khoảng 16 lần giá khởi điểm và thấp nhất là 40,7 triệu đồng/m2.
Những ngày qua, cư dân sinh sống tại các tòa chung cư Mulberry Lane và Seasons Avenue (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) rất bức xúc khi Ban quản lý tòa nhà tăng phí gửi xe từ 1,2 triệu đồng lên tới 1,85 triệu đồng/tháng.
Năm 2025, dự kiến, khu vực Hà Nội và vùng vệ tinh sẽ cung cấp khoảng 37.000 sản phẩm, trong khi TP. Hồ Chí Minh và vùng ven sẽ đạt khoảng 18.000 sản phẩm.
Việc cải tạo chung cư cũ thành công trước hết sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân, cải thiện bộ mặt đô thị và xa hơn là giải pháp góp phần bình ổn thị trường.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã có nhiều nội dung nhằm điều chỉnh những bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt bổ sung chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá.
0