Thị trường Halal: Mở thêm 'cánh cửa' cho nông thuỷ sản Việt

Cộng đồng Hồi giáo hiện có hơn hai tỷ người với mức chi tiêu cho thực phẩm Halal 2.000 tỷ USD và dự báo sẽ lên tới 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Đây là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm như Việt Nam.

Halal có thể hiểu khái quát là tổng thể các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Hồi giáo. Chị Trần Lệ Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Tổng hợp Emiviet, có chồng là người Pakistan. Nhiều năm nay chị đã thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại thành công giữa Việt Nam và Pakistan. Theo chị, các sản phẩm nông thuỷ sản của Việt Nam luôn được đón nhận tại các nước Hồi giáo. "Là một phụ nữ Việt Nam và Hồi giáo, tôi cũng cố gắng hết sức để thúc đẩy sản phẩm Việt Nam ra thế giới. Sản phẩm của Việt Nam mình được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, để thúc đẩy được nhiều sản phẩm hơn thì Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất cần phải ý thức nhiều hơn về tầm quan trọng của việc đạt chứng nhận Halal, nó giống như một tấm visa cho sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn", chị Hằng cho biết.

Công ty cổ phần Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam đã theo thị trường Halal từ những năm 2018 -  2019. Để theo được các tiêu chí Halal, đơn vị đã phải chật vật trong việc thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam cho biết: "Trong quá trình sản xuất thì mình phải lưu ý, thứ nhất là không được thí nghiệm trên động vật, thứ hai nữa là trên con người, và thứ ba nữa là trong toàn bộ quá trình thì máy móc phải không có những chất bôi trơn bằng mỡ động vật. Với những tiêu chuẩn của Halal như vậy thì ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn làm Halal, tôi khuyên là nên tập trung nguyên dòng thực vật".

Việt Nam có nhiều lợi thế về nông nghiệp, thực phẩm và là một nước hội nhập sâu với thế giới khi tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Theo các chuyên gia, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng để phát triển ngành Halal Việt Nam, mở thêm cánh cửa cho nông sản Việt Nam.

Tiến sĩ Hendra Utama, Chuyên gia tiêu chuẩn Halal, Indonesia nhận định: "Indonesia là nước có đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giới với hơn 200 triệu người. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đưa nhiều sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal vào thị trường này, đặc biệt trong cộng đồng ASEAN, hai nước có quan hệ tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực".

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là nông hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chay. Nếu phát huy tốt sẽ giúp nông thủy sản Việt Nam vững vàng tham gia vào thị trường Halal toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau những thiệt hại do bão số 3 gây ra với nhiều tỉnh, thành phía Bắc, hy vọng đối với người chăn nuôi lúc này là thị trường cuối năm phục vụ Tết Nguyên Đán 2025 có thể bù lỗ phần nào trong một năm chăn nuôi đầy khó khăn.

Ngày 24/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138 quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho việc mua sắm tài sản, trang thiết bị và cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Cộng đồng Hồi giáo hiện có hơn hai tỷ người với mức chi tiêu cho thực phẩm Halal 2.000 tỷ USD và dự báo sẽ lên tới 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Đây là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm như Việt Nam.

Biến đổi khí hậu khiến cho thiên tai ngày càng diễn biến bất thường. Mục tiêu các quốc gia, trong đó có Việt Nam, giảm phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 là điều cấp bách phải thực hiện. Trước nhiệm vụ đó, cộng đồng doanh nghiệp đã chuyển đổi sang sản xuất xanh.

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng, trong khi đó, giá vàng trong nước duy trì ổn định quanh mức 89 triệu đồng/lượng.

Tài sản của Giám đốc điều hành Tesla, ông Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tăng thêm 26 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu của Tesla ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2013.