Thị trường tâm linh phủ đầy trên không gian mạng | Hà Nội tin mỗi chiều
Thị trường tâm linh phủ đầy trên không gian mạng
Theo Cục An toàn thông tin, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok hay các website, hàng loạt các cá nhân sư thầ nhân danh sư thầy, nhân danh thầy bói tạo một “thị trường tâm linh” phủ đầy trên không gian mạng. Mỗi hội nhóm có thể lên tới hàng trăm ngàn thành viên tham gia. Các tài khoản rao bán đề tài bói toán, hoặc bói toán kèm theo việc rao bán các vật phẩm như bùa yêu, lá phong thủy khá là phong phú. Và không khó để cư dân mạng tìm kiếm được hàng chục tài khoản để có thể xem bói chỉ sau vài cú click chuột.
Dư luận từng xôn xao về việc một tài khoản tiktok tự nhận mình là ông đồng phán đoán vận mệnh quá khứ hay tương lai bằng câu cuối cùng "thiện ác ác báo", hay cô đồng bổ cau "đúng nhận sai cãi" ở Hải Dương. Chủ nhân các tài khoản đều đã bị công an triệu tập và phải chịu hình phạt tương ứng 7,5 triệu đồng. Tuy niên, tình hình lừa đảo trực tuyến vẫn diễn ra khá phức tạp. Vậy, nguyên nhân là do đâu và phải chăng có cung, ắt có cầu?
Câu chuyện cung cầu cũng chỉ là một trong những lý do cho việc tràn lan mê tín dị đoan trên mạng xã hội. Theo PGS.TS Phạm Bích San, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bói toán phát triển tràn lan như hiện nay là do một bộ phận dân cư có đời sống kinh tế khó khăn, ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh quái ác mà y học chưa giải quyết được, với nhiều bất ổn, rủi ro tiềm ẩn và trên hết là khủng hoảng niềm tin. Một nguyên nhân khác, xuất phát từ mong muốn tìm kiếm nguồn năng lượng mới để an ủi tinh thần nên phải tìm đến những lời giải thích tâm linh hoang đường.
Có rất nhiều trường hợp hành nghề buôn thần bán thánh, nói ra những thông tin về bói toán, tướng số thiếu cơ sở khoa học khiến đối phương lo sợ đến mức phải đặt tiền để "hóa giải" thì đó là dấu hiệu lừa đảo. Nhiều nạn nhân bị lừa đảo, có người mất vài chục triệu, có người mất đến vài trăm triệu đồng, có nhiều người còn rơi vào cảnh nợ nần, thậm chí có người còn mất mạng. Chưa kể, việc đưa các hoạt động bói toán mê tín lên mạng tràn lan như hiện nay đã gây ra nhiều rủi ro như lộ thông tin cá nhân, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của các nạn nhân. Khi nhiều người dân tin tưởng một cách mù quáng vào vận may rủi, tạo ra nhiều cơ hội cho những đối tượng lợi dụng hình thức tâm linh online trục lợi, lừa đảo, vô hình chung đã khiến giá trị của tâm linh cũng bị biến tướng theo.
Thực tế đặt ra những câu hỏi về quản lý kiểm soát các nội dung mê tín dị đoan như thế nào trên cả không gian mạng cũng như thực tế. Bởi tình trạng này vẫn đang diễn ra hàng ngày.
Trong khi cô đồng, thầy bói có thể thu về hàng trăm triệu đồng thì số tiền phạt 7,5 triệu đồng thực sự không có ý nghĩa gì. Việc xóa bỏ hoàn toàn tệ nạn bói toán không phải là chuyện dễ dàng trong một sớm một chiều. Bởi tò mò là bản chất của con người. Từ xa xưa cho đến ngày nay, con người luôn có xu hướng tò mò về tiền vận hậu vận của mình. Nhưng nếu quá lệ thuộc vào bói toán sẽ đánh mất khả năng làm chủ cuộc sống. Mê tín dị đoan, kể cả dưới hình thức bói toán, là vấn đề nhạy cảm, có tính thời sự, có sự thay đổi, biến tướng hàng ngày. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý phải thường xuyên tổng kết, nghiên cứu thực tiễn nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật chặt chẽ, hiệu quả hơn. Đồng thời, cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa của các đơn vị doanh nghiệp để xây dựng môi trường mạng xã hội văn minh, trong sạch, an toàn hơn cho người dùng.
Tuyến đường Cam Lộ - La Sơn, tai nạn giao thông là do con đường hay con người?
Trong vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn ngày 18/2, ngoài nguyên nhân chủ quan do tài xế xe ô tô vượt ẩu, nhiều ý kiến cho rằng một phần do thiết kế đường.
Trước đó, trên tuyến La Sơn - Túy Loan cũng đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. Hậu quả bước đầu xác định hai người chết tại hiện trường, 20 người bị thương được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện. Như vậy, chưa đầy một tháng, hai vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên tiếp xảy ra làm 5 người chết, hơn 20 người bị thương.
Lực lượng chức năng xác định do tài xế ô tô con vượt sai quy định. Tuy vậy, nhiều nhà quản lý, chuyên gia giao thông và tài xế chạy tuyến Bắc-Nam đã nêu ra những bất cập về hạ tầng ở tuyến đường này. Trong đó có yếu tố không đảm bảo các tiêu chuẩn của đường cao tốc là nguyên nhân xảy ra dồn dập những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng kể từ khi đưa vào sử dụng từ năm 2021 đến nay. Những bất cập trên tuyến cao tốc này là cao tốc chỉ có hai làn đường; có một số đoạn thắt nút cổ chai; gần như không có hệ thống đèn chiếu sáng cao áp bên đường, không có hệ thống camera giám sát...
Trước nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông trên tuyến đường này, ông Hà Sỹ Đồng-Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị từng nhận định, đường cao tốc Cam Lộ-La Sơn như hiện nay không thể gọi là cao tốc. Nguyên nhân, những tuyến cao tốc khác trên cả nước đã và đang đầu tư đều 4 làn đường, trong khi cao tốc Cam Lộ - La Sơn lại thắt nút cổ chai, hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ nên rất dễ gây ra tai nạn.
Đồng quan điểm, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, nhiều đường cao tốc ở nước ta, trong đó không ít đoạn, tuyến thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông đã phải đầu tư xây dựng không đạt đúng chuẩn cao tốc, do nguồn vốn phân bổ không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư, hạ tầng đường cao tốc còn bất cập như đường quá hẹp, không có làn khẩn cấp…nên hàng loạt đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam mới được đưa vào khai thác bị giới hạn tốc độ, nên không thể gọi là cao tốc.
Ông Uông Việt Dũng - Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ giao thông vận tải cho biết, đã ghi nhận nhiều ý kiến về tai nạn làm 3 người tử vong trên đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn có một phần nguyên nhân do tuyến đường chưa đạt tiêu chuẩn cao tốc và không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nguyên nhân cuối cùng phải chờ kết luận của cơ quan điều tra, sau đó xác định trách nhiệm của các bên liên quan.
Ông Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia cho rằng, bên cạnh làm rõ các nguyên nhân trực tiếp, cũng cần làm rõ các nguyên nhân khác trên toàn bộ hệ thống giao thông để phòng ngừa, hạn chế những vụ tai nạn tương tự có thể xảy ra.
Ngoài ý thức và kỹ năng của người tham gia giao thông vốn là yếu tố quyết định, cần công tâm xem lại và cần thay đổi tư duy việc quy hoạch, thiết kế đầu tư và quản lý vận hành đường cao tốc hiện nay.
Hậu quả và hệ quả từ những vụ tai nạn giao thông chết nhiều người, làm nhiều phương tiện bị hư hỏng, thiệt hại về người là không thể tính đếm được. Do đó, đây là bài học để chúng ta tính toán làm hoàn chỉnh cho những dự án thời gian tới./.
- Thật giả lẫn lộn, lòng người hoang mang | Hà Nội tin mỗi chiều
- Cảnh báo lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đề xuất nâng chiều cao tập thể Trung Tự lên 48 tầng | Hà Nội tin mỗi chiều
- Giả danh người vô gia cư để trục lợi | Hà Nội tin mỗi chiều
- Nên hay không giao bài tập trong kỳ nghỉ Tết? | Hà Nội tin mỗi chiều
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0