Thị trường trang trí Tết sôi động, vàng mã vắng khách
Cứ gần tới ngày ông Công, ông Táo và Tết Nguyên đán, phố Hàng Mã lại sôi động hơn bao giờ hết với đủ loại hàng hóa rực rỡ, thu hút cả người mua hàng lẫn khách tham quan. Con phố nhỏ này trở nên chật chội và náo nhiệt hơn, khi hàng hóa được bày trí một cách đa dạng, chủ yếu là đồ trang trí Tết với đa dạng màu sắc sặc sỡ.
Tuy nhiên, trái ngược với sự tấp nập của các cửa hàng bán đồ trang trí Tết xung quanh, chỉ có lác đác một vài cửa hàng bán hàng mã với lượng khách ra vào ít ỏi.
Chia sẻ với phóng viên, một người dân bán vàng mã trên con phố cho biết: “Mọi năm, người dân thường sắm đồ vàng mã từ 20 tháng Chạp, nhưng năm nay không mấy người đến mua. Mặt hàng nào cũng kém, nếu so với năm ngoái thì năm nay còn kém hơn".
Các bộ đồ cúng ông Công, ông Táo năm nay được phân thành ba loại dựa trên kích thước và giá cả. Loại cỡ nhỏ có giá dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/bộ, loại cỡ trung bình có giá từ 100.000 - 120.000 đồng/bộ và loại cỡ lớn có giá từ 150.000 - 170.000 đồng/bộ.
Đối với những người muốn tìm kiếm một sự lựa chọn cao cấp hơn, các cửa hàng cũng cung cấp một loại hàng làm bằng giấy với chi tiết hoa văn cầu kỳ, mùi thơm đặc biệt và màu sắc bóng loáng. Tuy nhiên, giá của loại hàng này cao hơn đáng kể, không dưới 300.000 đồng/bộ.
So với năm trước, giá cả của các loại đồ cúng ông Công, ông Táo vẫn duy trì ổn định và sự lựa chọn phổ biến nhất vẫn là các mặt hàng thiết yếu như mũ, áo, cá chép giấy và tiền vàng. Những mặt hàng xa xỉ và đắt tiền hơn năm nay được ít người chọn mua.
Chị Nguyễn Thị Mai Lan, quận Ba Đình, chia sẻ: “Năm nay có thể là do kinh tế khó khăn nên sức mua của người dân cũng giảm đi đáng kể so với các năm trước. Riêng gia đình tôi đã không đốt vàng mã được 1 - 2 năm nay rồi”.
Anh Nguyễn Văn Trung, quận Đống Đa, cho biết: “Mọi người thường quan niệm rằng sắm đủ lễ vật để cúng ông Công ông Táo chầu trời thì mới thể hiện được lòng thành, như vậy thì mới có một năm suôn sẻ. Với tôi thì quan niệm này không xấu, tuy nhiên thì chúng ta cũng nên giữ ở một mức độ nào đó. Mọi người cần phải cố gắng và nỗ lực để đạt được những gì mà mình mong muốn, chứ không phải đốt vàng mã là được".
Đốt vàng mã vốn là một sự biểu trưng, quan trọng là lễ bạc lòng thành. Có thể thấy, quan niệm về việc đốt vàng mã ngày Tết hiện nay ở một số bộ phận người dân đã dần thay đổi để phù hợp với cuộc sống đô thị hiện đại, văn minh./.
Bên cạnh hệ thống giao thông liên huyện, các trục tỉnh lộ và quốc lộ liên tục được nâng cấp, cải tạo, thời gian qua, huyện Phú Xuyên cũng chú trọng vào các dự án giao thông nội đồng, các trục liên xã.
Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.
Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).
Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.
Sáng 21/12, Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và tri ân những đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
0