Thiên tài Igor Stravinsky và nhạc phẩm Nghi lễ mùa xuân
Igor Stravinsky là con một nghệ sĩ giọng bass nổi tiếng của nhà hát Opera Hoàng gia St.Petersburg. Stravinsky chơi piano từ rất nhỏ và sớm biết ứng tác trên cây đàn. Nhưng ông lại không thích học piano một cách bài bản và có hệ thống. Tuy nhiên, Stravinsky đã gắn bó với piano đến tận cuối đời, đến nỗi ông không thể sáng tác mà lại thiếu cây đàn này.
Coi con trai mình là một người lập dị, bố mẹ Igor Stravinsky đã hướng con vào khoa luật trường Đại học tổng hợp. Họ không ngờ đây chính là quãng thời gian Igor nghe nhạc nhiều nhất, đặc biệt là các tác phẩm của Tchaikovsky, Glinka và Rimsky-Korsakov. Và chính Rimsky-Korsakov đã khuyến khích ông bắt tay vào con đường sáng tác.
Trong sự nghiệp âm nhạc của Stravinsky, “Nghi lễ mùa xuân” được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu và rực rỡ nhất, thể hiện rõ nét phong cách âm nhạc độc đáo của nhà soạn nhạc Nga. “Nghi lễ mùa xuân” còn được xem là một trong số những tác phẩm vĩ đại của thế kỷ 20 với những nét cách tân, đột phá táo bạo và vẻ đẹp nguyên sơ của văn hóa dân tộc Nga. Chính những ấn tượng mạnh mẽ mà “Nghi lễ mùa xuân” đem lại cho người nghe ngay từ những nốt nhạc đầu tiên đã báo hiệu một số phận đầy bão tố của tác phẩm.
Để có được tác phẩm “Nghi lễ mùa xuân”, Stravinsky đã phải lao tâm khổ tứ hơn hai năm. Tuy đã sẵn ý tưởng soạn một tác phẩm về tục hiến tế mùa xuân của đa thần giáo Nga, nhưng Stravinsky không thể thực hiện được điều này nếu thiếu vắng sự trợ giúp của một nhà khảo cổ học và nghiên cứu văn hóa dân gian. Tuy nhiên buổi ra mắt đầu tiên của tác phẩm đã không hề may mắn.
Ngay khi những âm thanh đầu tiên vang lên, nhà soạn nhạc người Pháp - Camille Saint – Saens đã đùng đùng bỏ về vì không chịu nổi thứ âm thanh kỳ dị này. Những khán giả Paris còn lại kiên nhẫn hơn nhà soạn nhạc danh tiếng nhưng cũng bộc lộ ngay phản ứng khi thấy trên sân khấu là tác phẩm nghệ thuật nào đó không phải về mùa xuân như họ tưởng. Những tiếng la hét, huýt sáo la ó vang lên trong thính phòng. Đám đông tức giận và cảnh sát Paris đã phải vào cuộc.
Âm nhạc của Stravinsky nổi bật ở sự sắc sảo và tinh tế của ý đồ sáng tác, sự độc đáo của các thủ pháp, tính chất cân đối cô đọng và hợp lý của cấu trúc, tài nghệ điêu luyện trong phối khí. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị, từ những ê-tuýt piano, ba giao hưởng, tác phẩm cho hát với dàn nhạc, nhạc kịch… nhưng nổi bật nhất là sáng tác vũ kịch.
Trong sinh nhật 80 tuổi của Stravinsky, các tác phẩm của ông được trình diễn. Ông được ngoại trưởng Mỹ tặng huy hiệu vàng và được Tổng thống Kennedy mời viếng thăm nhà Trắng. Ông đã nhận được huy hiệu vàng của Đại học Quốc gia và Viện Hàn lâm Văn học Nghệ thuật Mỹ./.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.
0