Thiêng liêng mâm cỗ Trung thu của người Việt

Cứ mỗi năm đến độ thu về, trong tiết trời man mát thoảng hương hoa sữa, Rằm tháng Tám tới gần cùng những ánh đèn lồng rực rỡ trên những con phố cổ làm người ta bồi hồi hướng về nguồn cội, gia đình. Là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm, người Việt Nam luôn coi trọng việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm, quan niệm rằng Tết Đoàn viên là dịp để báo ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình mình một năm an lành.

Dù không quá cầu kỳ như Rằm tháng Giêng, hay cúng lễ Vu lan vào Rằm tháng Bảy, nhưng mâm cỗ Rằm Trung thu vẫn mang ý nghĩa thiêng liêng để bày tỏ lòng thành kính tới gia tiên đã luôn phù hộ cho gia đình đầm ấm, an lành. 

Ảnh minh họa

Cúng Rằm tháng Tám mang ý nghĩa như thế nào?

Với ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt, tết Trung thu là dịp để các gia đình bày tỏ lòng biết ơn, thành kính tới ông bà, tổ tiên, là đạo lý uống nước nhớ nguồn, gìn giữ truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời.

Tết Đoàn viên cũng là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp bên nhau, là những khoảnh khắc ấm cúng cùng nhau chia sẻ mọi điều trong cuộc sống. Bởi vậy mà ngày thơ ấu, mỗi người chúng ta đều mong ngóng tới tết Trung thu, để được mua cho những món đồ chơi mình ao ước, hay được nếm thử những món ăn đặc biệt chỉ có vào dịp này.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Tám luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, đặc biệt, bởi đây là dịp Tết đoàn viên, sum vầy

Mâm cúng Rằm tháng Tám - chuẩn bị thế nào để đầy đủ ý nghĩa linh thiêng?

Theo thông lệ, dù mâm cúng Trung thu không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách tươm tất, đầy đủ để dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính.

Có rất nhiều gợi ý trang trí cỗ

Trong dịp này, không bắt buộc cụ thể về món ăn, các món ăn mặn hoặc chay có thể tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng gia đình. Tuy nhiên, theo truyền thống chung, mỗi mâm cúng Rằm tháng Tám của gia đình Việt sẽ bao gồm những một số lễ vật như: bánh nướng, bánh dẻo, các loại hoa quả, hương hoa và đèn nến, xôi, gà luộc, gạo, muối... (đây được xem là những lễ vật cơ bản và đặc trưng không thể thiếu khi cúng Rằm tháng Tám). Trong đó, cúng Rằm tháng Tám thường có thêm một hộp gồm 4 chiếc bánh Trung thu, đặt ngay ngắn, trang trọng trên bàn thờ. Ngoài ra, mọi người có thể chuẩn bị riêng thêm một mâm cơm cúng lễ gồm: gà luộc, xôi, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả... 

Việc chuẩn bị thêm mâm cơm cúng chay mặn có thể tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.

Bên cạnh đó, khi chuẩn bị mâm cỗ trông Trăng, cần lưu ý về sự hài hòa giữa số lượng, tính thẩm mỹ của các loại quả. Thông thường, miền Bắc thường dùng các loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, cam,... để trang trí, còn miền Nam thường trang trí với các loại quả màu sắc hơn như đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài...Người Việt cũng thường xen kẽ trang trí cỗ bằng những loại bánh kẹo đẹp mắt và bánh Trung thu.

Dù có nhiều gợi ý về cách chuẩn bị, trang trí khác nhau, nhưng ý nghĩa linh thiêng của cỗ cúng Rằm tháng Tám không bao giờ thay đổi

Trong xã hội hiện đại, dù có muôn vàn biến tấu để bày biện mâm cúng Rằm và mỗi vùng miền lại có một đặc trưng, phong cách chuẩn bị khác nhau, duy chỉ có một điều không thay đổi, đó chính là ý nghĩa linh thiêng và sự chu toàn mà mỗi gia đình Việt hướng tới. Cứ mỗi năm, đến độ thu về, những người con xa nhà khi nhìn thấy khung cảnh chuẩn bị tết Trung thu nhộn nhịp, ai mà chẳng nhớ nhà đến da diết. Tết Trung thu đâu phải dịp để nghỉ ngơi, ăn chơi? Tết Trung thu là dịp đoàn viên gia đình sum vầy, hướng về nguồn cội thiêng liêng./
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           (Tổng hợp)

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.