Thiệt hại do bão lũ tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, địa bàn trọng điểm sản xuất nông nghiệp khu vực phía Bắc, đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3, gây ra những thiệt hại nặng nề.

Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, vùng nông nghiệp trọng điểm khu vực phía Bắc. Theo ước tính sơ bộ, về nông nghiệp, đã có trên 160 ngàn ha lúa bị ngập úng, thiệt hại.

Trong đó: Hải Phòng 25.780 ha, Thái Bình 11.000 ha, Hà Nội 27.318ha, Bắc Giang: 17.138 ha, Hưng Yên 12.119ha, Hải Dương 18.500ha, Hà Nam 7.928ha, Bắc Ninh 1.513ha, Vĩnh Phúc 10.284ha.

30.700 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại.

30.700 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 2.614ha, Nam Định 509ha, Thái Bình 3.345ha, Hà Nội 4.046ha, Hải Dương 3.000ha).

16.243 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng 2.550ha, Hà Nội 3.924ha, Bắc Giang 1.927ha, Thái Bình 1.385ha, Hưng Yên 1.841ha, Hải Dương 3.000ha).

1.610 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (tập trung Quảng Ninh 1.000, Hải Dương 300,...) và 1.313 con gia súc, 793.755 con gia cầm bị chết (tập trung ở Hải Dương 320.000, Hải Phòng 345.610 gia cầm).

Bão số 3 đã làm 101.344 nhà ở bị hư hỏng và còn gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng khác về người và của.

16.243 ha cây ăn quả bị hư hại.

Và đến thời điểm này, dù bão đã tan, nhưng nước các sông lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình vẫn đang tiếp tục lên rất cao.

Thái Bình đang gồng mình chống lũ. Điểm xung yếu là huyện Vũ Thư, với địa bàn 2 xã Bách Thuận và Dũng Nghĩa đang phải thực hiện các biện pháp 4 tại chỗ để gia cố tuyến đê bối, nhằm giảm thiểu thiệt hại do mực nước sông Hồng đang vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1971.

Ông Nguyễn Kim Sáu - Chủ Tịch UBND xã Bách Thuận - huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình cho biết: "Vẫn còn 75km đê bối, theo thiết kế có thể ngăn được lũ báo động số 2 hoặc trên mức báo động 2. Những cũng phải nói từ năm 1996 đến nay thì Bách Thuận mới có một trận lũ lịch sử như thế này".

So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Thái Bình cũng là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất do ảnh hưởng của bão số 3, với ước tính thiệt hại sơ bộ lên tới trên 2.000 tỷ đồng.

Người dân Thái Bình đang gồng mình chống lũ.

Đây là con số lớn hơn rất nhiều so với các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Hồng, như Nam Định, với ước tính thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng, Hưng Yên hay Hải Dương ước tính thiệt hại khoảng 150 tỷ đồng.

Và tiếp sau bão là lũ đang lên. Người dân các địa bàn khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình cũng đang tiếp tục phải ứng phó với nước lũ đang lên, với quyết tâm tiếp tục hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho bão lũ gây ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.