Thiết kế vi mạch bán dẫn: ngành học 'hút' sinh viên

Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Trước xu thế nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới có những dự án đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, thị trường lao động trong lĩnh vực bán dẫn có chiều hướng gia tăng và người học cũng bắt đầu hướng mục tiêu đến lĩnh vực này. Vì thế việc đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn đang được quan tâm chú trọng. 

Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn đã tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn ngành vi mạch bán dẫn dành cho sinh viên năm thứ ba, năm cuối có ngành gần với ngành vi mạch bán dẫn.

Sinh viên Ngô Minh Đức, hiện đang theo học ngành Kỹ thuật máy tính tại trường, nhận thấy ngành vi mạch bán dẫn khá phù hợp và sát với ngành hiện tại đang học nên muốn chuyển đổi qua ngành vi mạch bán dẫn để có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.

 Thị trường lao động trong lĩnh vực bán dẫn có chiều hướng gia tăng và người học cũng bắt đầu hướng mục tiêu đến lĩnh vực này.

Tại trường Đại học Điện - Điện tử thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, các thầy, cô giáo đã mở một khóa học đào tạo ngắn hạn miễn phí về thiết kế vi mạch số cho sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 của trường.

Ban đầu, lớp học dự kiến thu hút khoảng 30 sinh viên. Tuy nhiên, đến ngày khai giảng, con số đăng ký đã tăng gấp đôi.

Tham gia khóa đào tạo, ngoài các nội dung thuộc chương trình chính, còn có sự tham gia hướng dẫn của các doanh nghiệp thiết kế vi mạch tại Hà Nội nhằm giúp sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế.  

Mặc dù ngành công nghệ vi mạch bán dẫn không phải là ngành đào tạo hoàn toàn mới mà đã được một số trường đại học lớn triển khai từ nhiều năm nay, nhưng số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp đến nay còn rất thấp.

Việc đẩy mạnh các chương trình đào tạo cùng với việc ngày càng có nhiều sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này là một tín hiệu tốt để có được nguồn nhân lực bán dẫn chất lượng trong tương lai. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vượt lên những khó khăn trong cuộc sống, thủ khoa ngành Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Hoàng Thị Hồng Nga đã trở thành niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chuyển đổi số, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI,… sinh viên cần được lĩnh hội những kiến thức mới nhất, đảm bảo thực tế nghề nghiệp để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế.

Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" vừa được phê duyệt. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam cần đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực đại học trở lên phục vụ ngành này.

Đi học có lương, ra trường có việc là chuyện không còn mới lạ với nhiều sinh viên trường nghề. Bởi vậy, ở mùa tuyển sinh những năm gần đây, học nghề đang được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Chương trình “Hướng nghiệp và tư vấn lựa chọn Tổ hợp môn lớp 10" dành riêng cho học sinh 2k9 do Đài PT-TH Hà Nội và Hệ thống Giáo dục HOCMAI phối hợp với tổ chức, nhằm hỗ trợ học sinh và phụ huynh trong việc định hướng và chuẩn bị tốt nhất cho năm học lớp 10. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia giáo dục uy tín.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.