Thiếu hiểu biết hay cố tình vi phạm đấu giá đất?

Từ lời khai của nhóm đối tượng thực hiện hành vi phá đấu giá đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn có thể khẳng định, đây không phải là hành động bột phát mà được tính toán rất cẩn thận.

Việc “thổi giá”, “bỏ cọc” diễn ra khá phổ biến nhưng chưa từng bị xử lý. Nay “phá” đấu giá đất mới xuất hiện và đang bị điều tra.

Thiếu hiểu biết pháp luật hay biết mà cố tình vi phạm? - lời khai của Phạm Ngọc Tuấn trước cơ quan điều tra cho thấy sự cấu kết, thông đồng nhằm thao túng đấu giá đất, bất chấp tất cả để đạt được mục đích.

Đối tượng Phạm Ngọc Tuấn (thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) khai rằng: “Đáng ra lúc đó tôi sáng suốt. Lúc đầu tôi có tâm lý là định cho 10 mảnh cùng đấu tiếp bước giá bởi vì trong 10 mảnh của tôi đến vòng thứ 5 mới bị đẩy lên khoảng 17 triệu đồng/m². Nhưng khởi điểm vòng 5 mới là 17 triệu đồng/1m². Tại vòng 5, lúc đầu tôi nhầm là tôi sẽ đánh cả 10 mảnh. Đánh là sẽ trả khoảng 30 hoặc 2 mấy, trả dần các mảnh để vẫn có cơ hội vào vòng 6 để đấu tiếp. Nhưng mà tôi nhớ lại thì vòng 5 là vòng áp chót rồi, nghĩa là sang vòng sau sẽ không còn cơ hội để giữ được đất nữa thế là vội vàng tôi mới sửa thành 30 triệu đồng và thêm 3 số không nữa để tôi giữ được 3 lô”.

Đối tượng Phạm Ngọc Tuấn tại cơ quan công an.

Đấu giá nhiều vòng bắt buộc đang được hầu hết các huyện ngoại thành áp dụng khi giá khởi điểm vẫn áp ở mức quá thấp so với giá thị trường. Quy định tưởng chặt chẽ lại đang tạo nhiều lỗ hổng. Những đối tượng có ý định “phá hoại” sẽ “đẩy” mức giá không tưởng, rồi đến các vòng sau bỏ cuộc. Kết quả là lô đất đó sẽ buộc phải đấu giá lại tại một buổi khác. Hành vi này diễn ra tại cuộc đấu giá ở huyện Thanh Oai ngày 30/11 vừa qua. Tất cả 22 lô đất tại xã Đỗ Động đều đấu giá không thành công. Cụ thể, đến vòng thứ 8, giá cao nhất của các lô đất được trả lên tới hơn 70 triệu đồng/m². Tuy nhiên, đến vòng thứ 9, khách hàng đồng loạt không trả giá tiếp. Nghi vấn về sự thông đồng, móc nối để phá đấu giá đất tiếp tục được đưa ra.

Chúng ta cần phải tạm dừng đấu giá đất tại các địa phương để chuẩn bị những giải pháp kiểm soát thị trường và đặc biệt là kiểm soát thị trường sau những phiên đấu giá và trục lợi sau phiên đấu giá, có quy định rõ ràng những chế tài để xử lý những việc này.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nêu kiến nghị.

Huyện Thanh Oai đã có quyết định dừng cuộc đấu giá 39 thửa đất tại xã Đỗ Động dự kiến tổ chức vào ngày 7/12 và 21/12 tới.  Những dấu hiệu bất thường tại phiên đấu giá 22 thửa đất ngày 30/11 cũng đang được Công an huyện xác minh.

Từ trả giá cao, tạo sốt ảo, “kích sóng” đất nền đến “phá hoại”, hành vi thao túng đấu giá đất, lũng đoạn thị trường bất động sản phải được điều tra, xử lý nghiêm. Đó là yêu cầu đặt ra lúc này và cũng là mong muốn của nhiều người dân nơi có đất đấu giá, bởi từ lâu, dù có nhu cầu họ cũng hiếm khi tiếp cận được.

Pháp luật phải có biện pháp xử lý, người ta tham gia đấu nhưng lại bỏ. Người muốn mua không trúng, đấu linh tinh thế làm cho giá bị nhiễu.

Ông Trần Văn Sơn, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn kiến nghị.

Anh Nguyễn Chí Trung (xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn) cho hay: “Cơ quan điều tra vào cuộc như thế rất kịp thời, dẹp ngay những người tư tưởng xấu, làm dân hoang mang, có ý đồ phá hoại”.

Trở lại với lời khai của đối tượng Phạm Ngọc Tuấn (thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh), đối tượng cho biết: “Thứ nhất là em muốn phá, muốn giữ lại lô đất đấy để đấu giá lại và em suy nghĩ cũng vì tuổi trẻ, bộp chộp không chín chắn nên mong mọi người thông cảm và tha thứ cho em. Cũng vì một phút ngớ ngẩn của em là giá như em sửa là con số 80 thì nó đỡ rùm beng lên”.

Liệu ai có thể tin đây là những lời nói ăn năn, hối cải? Nếu nhóm đối tượng này chỉ trả giá 80 triệu đồng/m² thì cơ quan chức năng có vào cuộc điều tra và xử lý? “Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt”, những hành vi thao túng, trục lợi đấu giá đất sớm hay muộn cũng bị phát hiện và xử lý nghiêm.

Xin được nhắc lại là những dấu hiệu bất thường trong đấu giá đất đã được Đài Hà Nội liên tục phản ánh từ đầu tháng 8 đến nay. Ngoài công tác tổ chức, thì những tồn tại khi áp giá khởi điểm, thiếu chế tài răn đe đang là những lỗ hổng bị một số đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lũng đoạn, thông đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính, nhiều lần thay đổi quy hoạch, Hà Nội đã có những bước chuyển mình vượt bậc, dần trở thành đô thị thông minh, hiện đại.

Bảng giá đất mới vừa được UBND thành phố Hà Nội ban hành được cho là sát với giá thị trường đã và đang tạo cơ sở pháp lý cho việc tính tiền sử dụng đất. Từ đó, phần nào tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án, tăng nguồn cung cho thị trường, tránh tình trạng các đối tượng lợi dụng trục lợi “găm hàng, thổi giá” nhằm gây nhiễu loạn thị trường như trong thời gian qua.

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi HĐND thành phố trả lời các kiến nghị của cử tri, trong đó có nội dung đề nghị tháo gỡ khó khăn, cấp đất dịch vụ cho người dân có đất thu hồi thực hiện các dự án tại huyện Quốc Oai, huyện Mê Linh.

Theo CBRE Việt Nam, nguồn cung bất động sản gắn liền với đất, bao gồm nhà phố và biệt thự tại Hà Nội dự kiến vượt 7.000 căn trong năm 2025.

Tính đến tháng 12/2024, Tổ công tác Bộ Xây dựng đã xử lý 191/191 kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 210 dự án bất động sản.

Những tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, giá đất nền ven đô đang giảm và chững lại, giao dịch cũng rất ít và có nguy cơ đóng băng thị trường. Bởi, giá nhà, đất đã neo lên quá cao trong một thời gian dài.