Thiếu nước sạch là vấn đề cấp bách

Báo cáo về Rủi ro toàn cầu hàng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết, khủng hoảng nước là 1 trong 5 rủi ro hàng đầu trên thế giới trong nhiều năm qua. Trong đó, báo cáo năm 2017 nhận định, có tới 45 quốc gia trên thế giới có nguy cơ xung đột là do nguồn nước.

Rio Verde Foothills – một khu định cư thuộc bang Arizona, Mỹ. Từ nhiều tháng qua, người dân địa phương đã phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. 500 hộ gia đình ở Rio Verde Foothills chưa bao giờ có nước máy. Họ phải phụ thuộc vào nguồn cấp nước từ thành phố Scottsdale gần đó. Nhưng nguồn cung này cũng không đủ. Nguồn nước của Scottsdale đến từ con sông Colorado, nhưng dòng chảy của nó đã giảm đi nghiêm trọng do đợt hạn hán kéo dài 20 năm qua tại khu vực. Giờ đây, cư dân ở Rio Verde Foothills đang phải trả những khoản tiền khổng lồ để lấy nước từ những nơi xa hơn.

Miền Tây nước Mỹ không phải là khu vực duy nhất bị thiếu nước sinh hoạt. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, trên toàn thế giới, 2,3 tỷ người đang phải sống tại các quốc gia nơi nguồn nước còn hạn chế, trong đó hơn 733 triệu người - xấp xỉ 10% dân số toàn cầu - sống ở các quốc gia có tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Ở một thị trấn thuộc vùng Catalan của Tây Ban Nha này, thiếu nước đã là vấn đề trong suốt nhiều năm qua do nguồn nước ngầm đang cạn dần. Đợt hạn hán hiện tại, được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, càng làm cho tình hình thêm nghiêm trọng. Hàng đêm, từ 22h hôm trước đến 7h sáng hôm sau, nguồn cung nước sinh hoạt cho người dân địa phương sẽ bị cắt. Mỗi tuần 3 lần, một xe bồn sẽ chở nước đến cấp cho thị trấn. Hạn hán tồi tệ đến mức có nơi người dân phải trữ nước trong chai và bỏ tắm vòi hoa sen.

Trên khắp vùng Đông Bắc giàu có của Tây Ban Nha, nơi 7,7 triệu người đang sinh sống, tác động của 32 tháng hạn hán đã "thấm" vào mọi nơi. Ngay ở thành phố Barcelona, mưa thiếu đến mức nước đã bị hạn chế sử dụng, lượng nước ở các hồ chứa chỉ còn 26%. Theo như lời của một thành viên Hội đồng thị trấn L' Espluga De Francolí, nguyên nhân của tình trạng này là do tác động của biến đổi khí hậu.

Các con số thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, châu Âu đang nóng lên nhanh hơn bất cứ châu lục nào. Nằm sâu dưới phía Tây Nam, Tây Ban Nha đặc biệt bị ảnh hưởng. Năm 2022, nước này đã ghi nhận năm nóng nhất trong lịch sử.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Châu Á đã trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thị trường tiêu dùng khổng lồ. Trong đó, các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Singapore được coi là những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.