Thiếu thuốc, trách nhiệm không chỉ của địa phương

Hơn một tháng kể từ khi Đài Hà Nội phát phóng sự “Người bệnh vẫn khổ vì bệnh viện công thiếu thuốc”, ngày 5/8, trong cuộc họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thừa nhận thực tế về thiếu thuốc và vật tư y tế, điều mà hơn một tháng trước lãnh đạo Bộ Y tế vẫn coi như không tồn tại.

Câu chuyện thiếu thuốc và vật tư y tế vẫn cứ xảy ra bởi một mình ngành y tế không giải quyết được, chỉ riêng các địa phương và các cơ sở y tế cũng sẽ không giải quyết được. Cái cần là các quy định trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế phải rõ ràng, minh bạch hơn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết để thực hiện việc mua sắm thuốc, vật tư y tế tại cơ sở y tế, có hai yếu tố cần phải thực hiện.

Thứ nhất là về thể chế, các văn bản như nghị định, thông tư liên quan đến vấn đề mua sắm thuốc và vật tư y tế. Thứ hai là tổ chức thực hiện tại các địa phương, các cơ sở y tế.

Theo ông Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế: “Trong trường hợp thể chế đã hoàn thiện, đầy đủ rồi, nhưng đến khâu tổ chức thực hiện các địa phương gặp vấn đề thì việc mua sắm thuốc, vật tư sẽ khó thực hiện được. Vấn đề hoàn thiện thể chế trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế cơ bản đầy đủ, chủ yếu ở khâu triển khai thực hiện. Các địa phương phải rất linh hoạt trong vận dụng để tổ chức đấu thầu, miễn là công khai, minh bạch, không có lợi ích nhóm hay dấu hiệu tham nhũng, lãng phí trong vấn đề này”.

Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế (trái) phát biểu tại họp báo Chính phủ, chiều 5/8.

Ở Hà Nội, sự linh hoạt thể hiện ở Nghị quyết số 09 do HĐND thành phố ban hành ngày 15/5/2024, trong đó phân cấp thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn vốn quyết định việc mua sắm thuốc, vật tư y tế và thiết bị y tế. Đây là địa phương đi đầu cả nước chủ động sớm đảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế cho cả hai năm tới.

Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội, cho hay: “Kinh nghiệm của Hà Nội tham mưu sớm phân cấp cho lãnh đạo các bệnh viện dự trù đấu thầu thuốc kịp thời”.

Không phải địa phương nào cũng như Hà Nội đáp ứng đủ thuốc và vật tư y tế.

Câu chuyện thiếu thuốc và vật tư y tế vẫn cứ xảy ra, bởi một mình ngành y tế không giải quyết được, chỉ riêng các địa phương và các cơ sở y tế cũng sẽ không giải quyết được.

Các quy định trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế cần rõ ràng rành mạch hơn, chỉ có một cách hiểu chứ không theo nhiều cách hiểu. Thiếu thuốc và vật tư y tế cần phải giải quyết một cách có hệ thống bao gồm các quy định và thái độ ứng xử đối với những người có vị trí trong ngành y.

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư mặc dù được tháo gỡ bằng các quy định hướng dẫn, song một số bệnh viện chưa thể đấu thầu do nhiều vướng mắc như không có nguồn cung, tâm lý sợ sai phạm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.