Thổ Nhĩ Kỳ: Nga nhất trí gia hạn Thỏa thuận ngũ cốc
Phát biểu với báo giới, Tổng thống Erdogan cho biết ông đã có cuộc trao đổi với nhà lãnh đạo Nga về thỏa thuận quan trọng cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Tháng 7/2022, Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận mang tên Sáng kiến Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine - hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và Liên hợp quốc đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen.
Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và theo lần gia hạn gần đây nhất có hiệu lực từ ngày 18/5 và kéo dài trong 2 tháng.
Tổng thống Putin đã nhiều lần cảnh báo Nga đang xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, nếu những rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của nước này không được khắc phục.
Ngày 12/7 vừa qua, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã gửi tới Tổng thống Putin một bức thư liên quan việc gia hạn thỏa thuận. Trong thư, ông khẳng định ủng hộ việc loại bỏ các rào cản đối với việc xuất khẩu phân bón của Nga.
Tổng thống Erdogan bày tỏ hy vọng rằng: "Thông qua bức thư này, chúng tôi sẽ đảm bảo mở rộng hành lang ngũ cốc, với những nỗ lực chung của chúng tôi và của Nga."
Tính đến thời điểm hiện tại, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã tạo điều kiện cho Ukraine vận chuyển hơn 32 triệu tấn ngũ cốc qua Biển Đen.
Phần lớn số ngũ cốc này được chuyển tới cho người dân các nước đang phát triển tại châu Phi, Trung Đông và nhiều nơi khác. Nếu thỏa thuận này hết hiệu lực, giá lương thực có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa so với mức hiện tại./.
(Nguồn: TTXVN)
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.
Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.
0