Thời điểm phù hợp hướng nghiệp cho học sinh

Chỉ còn vài tháng việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2023 sẽ diễn ra. Vậy thời điểm này đã phù hợp để hướng nghiệp cho học sinh?

Hướng nghiệp sớm học sinh càng có lợi

THPT nói chung hay lớp 12 là giai đoạn quan trọng của tuổi trẻ. Việc đặt bút hay chỉ nút bấm bàn phím chọn đúng trường là bước ngoặt trong mỗi cuộc đời của các em học sinh. Vì thế, việc được hướng nghiệp từ sớm để chọn đúng trường rất quan trọng.

Theo các chuyên gia, thì việc định hướng nghề nghiệp chính là việc học sinh chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức đầy đủ về các ngành nghề, xu thế xã hội để từ đó có được những quyết định đúng đắn cho bản thân.

Hướng nghiệp càng sớm giúp các em có thời gian để chuẩn bị tinh thần, kiến thức cũng như tìm hiểu sâu về nghề.

Việc định hướng nghề nghiệp giúp các bạn có thể tự tin lựa chọn nghề nghiệp hay trường đại học sau khi tốt nghiệp lớp 12. Việc lựa chọn được đúng các ngành nghề sẽ giúp các bạn có thể phát huy được tối đa những khả năng và điểm mạnh của bản thân, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc sau này.

Chính vì lợi ích như vậy mà bất kỳ ai cũng có thể thấy được mặt tích cực của việc tư vấn định hướng nghề nghiệp.

Không chỉ lớp 12 mà ngay từ giai đoạn học THPT như lớp 10 - 11, thậm chí giai đoạn THCS, các em nên được định hướng nghề nghiệp. Việc được hướng nghiệp từ sớm càng giúp các em nhận ra mình thích điều gì, có điểm mạnh gì và điểm yếu như thế nào để có thể chọn được một nghề nghiệp hay công việc thật phù hợp trong tương lai.

Đồng thời, hướng nghiệp càng sớm giúp các em có thời gian để chuẩn bị tinh thần, kiến thức cũng như tìm hiểu sâu về nghề từ đó giúp nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội.

Ở Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác như Anh, Úc, Canada, ngay từ lớp 10 và 11, học sinh đã phải lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp ở bậc đại học. Chính vì vậy, các em phải được hướng nghiệp rất rõ ràng từ trước năm 16 tuổi. Nếu đến lớp 12 mới tư vấn hướng nghiệp thì học sinh sẽ còn rất ít thời gian và khó lòng có thể đạt được những ước mơ và mục tiêu của mình.

Theo khung hướng nghiệp của Bộ giáo dục và Đào tạo Mỹ, thời điểm vàng để hướng nghiệp cho học sinh là vào năm lớp 8 và lớp 9. Do vậy, việc thiết kế và xây dựng, lồng ghép hoạt động tư vấn hướng nghiệp vào quá trình học của học sinh để giúp các em sớm có định hướng rõ ràng.

“Trước đây, chỉ gần giai đoạn làm hồ sơ thi tốt nghiệp lớp 12, chọn trường thì các em mới được định hướng. Nhưng nay, quá trình hướng nghiệp sớm là những thay đổi không chỉ ở gia đình, các trường mà cũng được ngành giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục, trung tâm GDNN - GDTX chú trọng. Các đơn vị đã tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em xuyên suốt hơn”, thầy Nguyễn Trọng Hùng, Nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đăng Lưu, Yên Thành, Nghệ An cho hay.

4 câu hỏi giúp chọn nghề phù hợp

Thay vì trước đây “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, việc quyết định học hay làm gì đều do cha mẹ thì nay các em có sự tự quyết cao hơn. Ngoài việc định hướng của phụ huynh, thầy cô cùng các chuyên gia về giáo dục hướng nghiệp, các em cũng có xu hướng tự khám phá bản thân, tìm hiểu về trường/nghề, đánh giá các xu hướng xã hội để đưa ra các quyết định.

4 câu hỏi giúp chọn nghề phù hợp.

Trước thực tế đó, bộ 4 câu hỏi sau đây giúp các em tham khảo, tự trả lời để đưa ra lựa chọn nghề phù hợp hơn.

Câu hỏi 1: Tôi thích nghề gì?

Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy liệt kê những nghề mà bản thân biết và có hứng thú. Mong muốn về nghề nghiệp: cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc, thu nhập, giờ giấc, tính chất công việc hấp dẫn, uy tín xã hội. Sau đó, hãy lập danh sách thứ tự ưu tiên nghề.

Câu hỏi 2: Tôi phù hợp với nghề gì?

Tìm hiểu yêu cầu của từng nghề (năng lực, tính cách, điều kiện lao động…). Hiện có nhiều cách để tìm hiểu về nghề thông qua báo chí, mạng xã hội, các trang web của công ty cũng như các yêu cầu tuyển dụng… Qua tìm hiểu này, bạn sẽ nhận ra, mình phù hợp nghề gì.

Câu hỏi 3: Tôi chọn nghề gì?

Khi đã có 2 câu trả lời trên thì bạn phải trả lời câu hỏi này nhằm đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Liệu nghề mình thích có phù hợp với bản thân hay không? Đây là lúc bạn đặt lên bàn cân các yếu tố bao gồm năng lực học tập, sức khỏe, tính cách, nội dung công việc, điều kiện làm việc, thậm chí là điều kiện kinh tế.

Câu hỏi 4: Tôi nên học ở đâu?

Khi đã lựa chọn, bạn cần tìm hiểu về việc học và phát triển nghề, và đây là câu hỏi cần bạn trả lời. Các yếu tố liên quan câu hỏi này như nghề đó thuộc lĩnh vực nào - trường nào có đào tạo, nên học trường công hay tư, chỉ tiêu – điểm xét tuyển, danh tiếng – uy tín (thời gian thành lập – thành tích), thời gian đào tạo (đại học – cao đẳng – trung cấp), địa điểm đào tạo (gần nhà – xa nhà)...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Tư duy “Không đỗ đại học mới đi học nghề” tồn tại từ nhiều chục năm trước đây, nay đã thay đổi. Lựa chọn học nghề đã trở thành tiêu chí của nhiều học sinh và gia đình, khi nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, có chất lượng cao ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các trường nghề đã có sự đầu tư cả về vật chất lẫn giáo trình đào tạo, gắn liền với thực tế, cũng như nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, đại học là con đường duy nhất của phần lớn những học sinh có học lực giỏi thì hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành lựa chọn nhanh nhất, ngắn nhất của khá nhiều em.

Chứng chỉ IELTS hiện nay được coi như giấy thông hành qua cửa nhiều trường đại học, THPT và cả THCS chất lượng cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho con học và thi IELTS từ sớm. Điều này gây ra nhiều băn khoăn và ý kiến trái chiều.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

Trước tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo ở một số ngành tỉ lệ rất cao, mà nguyên nhân chính do sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã mời các doanh nghiệp góp ý trực tiếp cho chương trình đào tạo.