Thời gian sở hữu và thời gian sử dụng chung cư
Cùng với địa chỉ, diện tích, hình thức, mục đích,... thì thời gian sử dụng là những nội dung chính được ghi rõ trong sổ hồng của chung cư. Tất cả đều là căn cứ để người ta định được giá cho căn nhà. Nhưng, nếu như được thông qua, thay bằng “lâu dài”, thời hạn sử dụng sẽ được ghi rõ 50, 70 năm. Con số này tùy thuộc vào sự thẩm định của cơ quan chuyên môn theo thiết kế khu nhà. Và khi hết hạn ghi đó, nhà nước thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng công trình (cho phép tiếp tục sử dụng) hoặc phá dỡ (để xây dựng lại). Vậy, lúc này thời hạn sử dụng nhà chung cư tùy thuộc vào chất lượng của công trình.
Tuy nhiên vấn đề gây nhiều tranh cãi lúc này là: nếu hết thời hạn sử dụng, chủ nhà có còn quyền sở hữu căn hộ (dù không đảm bảo chất lượng) ấy nữa không? Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, nội dung này đã được đưa ra. Trước những ý kiến, quan điểm của đại biểu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng: không nên gắn giữa thời hạn sở hữu nhà chung cư với thời hạn sử dụng đất.
Luật Đất đai quy định đối với đất ở là không có thời hạn, đất ở được giao ổn định, lâu dài, không có thời hạn, cho nên đất của nhà chung cư và liên quan đó là quyền sử dụng đất của các chủ sở hữu nhà chung cư cũng không có thời hạn. Nhưng thời hạn các chủ sở hữu nhà chung cư phụ thuộc vào bản thân tòa nhà đó được kiểm định và đánh giá như thế nào.
Với văn hóa, tập quán và thu nhập của nhiều người dân Việt khi mua một căn nhà (dù mặt đất hay chung cư) luôn được xác định đó là tài sản mà nhiều khi là sự ki cóp của cả đời lao động. Vậy nên, với việc sửa đổi Luật liên quan đến sở hữu chung cư có thời hạn, chắc chắn sẽ gây nên một sự xáo trộn lớn và rất cần sự xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng dưới cả góc độ Luật pháp lẫn thị trường nhà ở. Tại Dự thảo mà Bộ Xây dựng đã đề xuất cũng chỉ rõ: quy định về chung cư có thời hạn chỉ áp dụng đối với các dự án triển khai sau ngày Luật này được thông qua và có hiệu lực thi hành. Còn đối với các nhà chung cư đã được xây dựng, ổn định, đã cấp “sổ hồng”, đã cấp giấy phép xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn theo các quy định trước đây. Tức là được sở hữu nhà chung cư không có thời hạn, như vậy người dân yên tâm bởi pháp luật sẽ không làm xáo trộn cuộc sống.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu chuyển đổi khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp tại quận Hoàng Mai thành nhà ở xã hội cho thuê, nhằm đáp ứng yêu cầu của người thu nhập thấp.
Cuộc đấu giá 20 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc vào hơn 17h chiều nay (4/11) sau 11 vòng đấu.
Sáng 4/11, 20 thửa đất ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức được đưa ra đấu giá. Đáng chú ý, sau khi tạm dừng để rà soát, giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp chỉ từ 7,3 triệu đồng/m².
Giá nhà đất đang bị đẩy cao phi lý. Nhiều người thu nhập thấp không có cơ hội tiếp cận nhà ở, nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang. Nghịch lý này cho thấy sự cấp thiết trong việc ban hành các cơ chế, chính sách kịp thời để tránh lãng phí tài nguyên đất đai - một nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế xã hội.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã chỉ ra nhiều tồn tại của thị trường bất động sản (BĐS).
Sáng 3/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
0