Thông điệp của Israel khi tấn công Iran
Truyền thông Israel cho biết khoảng 100 máy bay quân sự, trong đó có cả tiêm kích tàng hình F-35I, đã tham gia chiến dịch không kích, phóng hàng loạt tên lửa vào cơ sở quân sự, nhà máy chế tạo tên lửa Iran tại Tehran, tỉnh Khuzestan và Ilam trong ba đợt tập kích liên tiếp kéo dài vài giờ. IDF sau đó tuyên bố đã "hoàn thành chiến dịch đáp trả", rút các máy bay về căn cứ, đồng thời cảnh báo rằng Israel sẽ phản ứng quyết liệt hơn nếu Iran "phạm sai lầm là tiếp tục leo thang căng thẳng".
Cuộc tập kích đáp trả diễn ra sau hơn ba tuần Iran phóng gần 200 tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Israel. Đó là cuộc tấn công trực diện thứ hai của Iran vào Israel, sau khi Tehran tiến hành cuộc tập kích với 300 máy bay không người lái và tên lửa hồi tháng 4. Các lực lượng dân quân thân Iran ở Iraq, Syria, Liban và Yemen cũng đã nhiều lần tập kích lãnh thổ Israel trong năm qua. Israel còn cáo buộc Iran hậu thuẫn cuộc tấn công của nhóm vũ trang Hamas vào miền nam nước này ngày 7/10/2023, sự kiện làm bùng phát xung đột ở Dải Gaza.
Người phát ngôn IDF Daniel Hagari nói:
"Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng. Tất cả những bên đe dọa Israel và tìm cách leo thang căng thẳng khu vực sẽ phải trả giá đắt. Chúng tôi đã thể hiện khả năng và quyết tâm hành động, Israel đã sẵn sàng cả về mặt tấn công và phòng thủ để bảo vệ đất nước cùng người dân".
Có vẻ như thể theo yêu cầu của chính phủ Mỹ và nhằm ngăn chặn sự leo thang, Israel chỉ tập trung vào các địa điểm quân sự. Các báo cáo ban đầu chỉ ra rằng Israel đã tấn công các địa điểm của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo cũng như các địa điểm sản xuất và cất giữ tên lửa. Trái bóng hiện đã được đá sang sân của Iran, quốc gia trước đây đã cam kết sẽ đáp trả ngay lập tức bất kỳ cuộc tấn công lớn nào của Israel. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong những tuyên bố ban đầu, truyền thông Iran đang cố gắng giảm thiểu quy mô và kết quả của cuộc tấn công này để bảo vệ hình ảnh chính phủ. Nhưng việc giới lãnh đạo Iran tuyên bố sẽ phản ứng ngay lập tức vẫn làm tăng khả năng đây mới chỉ là sự khởi đầu một đợt xung đột khác giữa các nước.
Quyền Giám đốc Viện Công dân và Toàn cầu hóa Alfred Deakin nói:
"Israel thực sự mở ra một chiếc Hộp cấm Pandora. Chúng ta phải chờ xem người Iran phản ứng thế nào, vào lúc này họ đang nói giảm mức độ thiệt hại. Nhưng thực sự vẫn còn phải xem chính quyền Iran cảm thấy thế nào về mức độ thiệt hại và liệu họ có cảm thấy cần thiết và cấp bách phải đáp trả một lần nữa bằng một đợt tấn công tên lửa khác về phía Israel hay không. Tôi nghĩ rằng chính quyền Iran sẽ kiềm chế vì họ thực sự không có lợi khi đi theo hướng leo thang”.
Đối với Iran, đây là một sự kiện chưa từng có. Kể từ chiến tranh Iran-Iraq, Tehran chưa từng hứng chịu những cuộc tấn công như vậy vào lãnh thổ của mình. Giới lãnh đạo Iran đang thực sự rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Các nhà lãnh đạo Iran rõ ràng không muốn xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực và họ cũng thấy rõ rằng bất kỳ phản ứng nào cũng sẽ đưa họ đến gần hơn với một cuộc chiến tranh khu vực. Họ lo ngại một cuộc xung đột như vậy, đặc biệt là trước sự hiện diện rộng lớn của quân đội Mỹ ở Trung Đông, nhưng liệu họ có thể chấp nhận cuộc tấn công này mà không trả đũa và do đó sẽ có nguy cơ bị tấn công trong tương lai?
Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao sẽ đề xuất với Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei những việc cần làm tiếp theo. Israel không tấn công cơ sở hạ tầng hoặc cơ sở hạt nhân và nhưng nếu Iran trả đũa thì mục tiêu của Israel rất có thể là những cơ sở nhạy cảm này. Theo quan điểm của Iran, trả đũa Israel sẽ có tác dụng răn đe. Nhưng nó cũng có thể kéo Iran vào một cuộc chiến mà họ không muốn tham gia kể từ cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10/2023.
Cuộc không kích đêm qua đưa Israel và Iran đến gần hơn một cuộc chiến trực tiếp và cuộc chiến đó có thể leo thang thành chiến tranh khu vực. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden sẽ cố gắng gây áp lực buộc Iran không trả đũa bằng cách nhấn mạnh “bản chất phòng thủ” của cuộc tấn công, nhưng điều đó sẽ không dễ dàng. Rất nhiều điều đang chờ đợi ở phía trước.
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.
Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.
Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.
Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.
0