Thông đường sắt qua hầm Bãi Gió sau 10 ngày gián đoạn

Khoảng 18 giờ 15 ngày 21/4/2024, hầm đường sắt Bãi Gió qua đèo Cả đã được thông sau 10 ngày bị gián đoạn vì sự cố sạt lở.

Vào 18h15’ tàu hàng HH84, kéo 18 toa hàng (847 tấn) đã thông qua hầm Bãi Gió an toàn. Như vậy, với nỗ lực của hàng trăm công nhân, lao động ngành Đường sắt cùng các đơn vị thi công. Đến 18h15 chiều nay, tất cả các đoàn tàu đã có thể thông qua hầm Bãi Gió, với tốc độ 5km/h. Việc khắc phục sự cố đã về đích trước tiến độ 1 ngày so với kế hoạch.

Về đường bộ, dự kiến ngày mai (22/4) các loại ô tô sẽ được đi qua Đèo Cả.

Các đơn vị thi công đã khoan 39 mũi khoan, trong đó có 2 mũi khoan từ sườn núi xuống và 37 mũi khoan bên trong hầm để bơm bê tông áp lực cao, tạo sự kết dính ổn định cho hầm Bãi Gió. Bên cạnh đó, ngành đường sắt đã hàn các thanh sắt lớn, tạo mái vòm vững chắc tại vị trí sạt lở trong hầm Bãi Gió.

Trước đó, vào lúc 12h45’ ngày 12/4/2024, tại khu vực hầm Bãi Gió (Đèo Cả) đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng, làm ách tắc đường sắt chính tuyến Bắc – Nam đoạn qua hầm Bãi Gió trong gần 10 ngày qua.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, ngành Đường sắt đã huy động hàng trăm công nhân cùng phương tiện, máy móc nỗ lực cùng các đơn vị thi công ngày, đêm khẩn trương khắc phục sự cố. Tuy nhiên, do điều kiện địa chất phức tạp, liên tục sạt trượt, mặt bằng thi công hạn chế nên công tác khắc phục sự cố gặp nhiều khó khăn, gây khó khăn và thiệt hại nặng nề đến hạ tầng và giao thông vận tải đường sắt do hàng nghìn hành khách trả vé và hàng trăm chuyến tàu vận chuyển hàng hóa phải hủy bỏ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines đã rơi gần thành phố Aktau ở Kazakhstan vào ngày 25/12. Đoạn video cho thấy chiếc máy bay đã bốc cháy khi chạm đất và khói đen dày đặc bốc lên sau đó.

Tại Barcelona (Tây Ban Nha) đã có những chuyến tàu điện ngầm được trang bị công nghệ phanh tái tạo để thu hồi điện năng, chuyển thẳng tới các trụ sạc xe điện.

Tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.

Trong lịch sử phát triển đường sắt Việt Nam, những đầu máy diesel đã từng là biểu tượng của đổi mới và tiên phong trong công nghệ. Trong số đó, hai đầu máy D8E-1001 và 1002 đã đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng trong khả năng chế tạp và lắp ráp của người Việt.

Vào đầu tháng 1/2025, tàu SE61/62 chạy tuyến Hà Nội - TP.HCM sẽ ra mắt toa VIP, được đánh giá là toa xe sang trọng nhất hiện nay.

TP-150 là loại máy bay huấn luyện sơ cấp và tuần tra, dùng cho huấn luyện phi công quân sự và có thể áp dụng trong hàng không dân dụng. TP-150 được thiết kế bởi các kỹ sư của hãng Flying Legend Italy.