Thông qua Nghị quyết Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiều ngàu 09/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Với 447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 90,49 %, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết.
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, về các chỉ tiêu chủ yếu, một số ý kiến cho rằng trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,0 - 6,5% là khá cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ như dự thảo Nghị quyết. Việc đặt chỉ tiêu ở mức cao thể hiện quyết tâm của Chính phủ, phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời bảo đảm hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu.
Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến giáo dục, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung nội dung: Hoàn thiện việc biên soạn các bộ sách giáo khoa còn lại đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Về nội dung phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất để tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, việc tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.ngân hang nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng có các giải pháp tiết giảm chi phí quản lý để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Theo đó, đề nghị giữ nguyên như dự thảo Nghị quyết.
TIN LIÊN QUAN


Sáng nay 29/11, theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua một số nghị quyết quan trọng và tiến hành bế mạc Kỳ họp.
Ngày 28/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân đã hội kiến Nhà vua Nhật Bản Naruhito và Hoàng hậu.
Sáng 28/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải , Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Một trong những nội dung được nhiều ý kiến đại biểu quan tâm là vấn đề đấu giá tải sản có giá trị lớn, khó định giá như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng… Việc đấu giá tài sản này rất khác biệt, có nhiều bất cập cần nghiên cứu bổ sung quy định chặt chẽ hơn.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đã có hơn 100 ý kiến của đại biểu quốc hội góp ý dề dự án Luật Thủ đô sửa đổi. Các ý kiến thống nhất cao với sự cần thiết ban hành luật này, cho rằng đây là Dự án Luật có cơ sở pháp lý, chính trị và thực tiễn rất rõ ràng, có tính thuyết phục, xây dựng các cơ chế đặc thù cho Thủ đô cả nước, không phải riêng cho thành phố Hà Nội.
Sau 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Nhật Bản đang trong giai đoạn tốt đẹp và mật thiết nhất trong lịch sử, đơm hoa kết trái, đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Hai nước luôn coi nhau là đối tác tin cậy, gắn bó chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, du lịch, hợp tác nguồn nhân lực... Trong đó, hợp tác kinh tế là điểm sáng với rất nhiều thành tựu nổi bật. Nhật Bản hiện là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam (khoảng 30 tỷ USD), là nhà đầu tư thứ 3 và thương mại thứ 4 của Việt Nam.
0