Thu 3.062 tỷ đồng từ các cơ sở tín ngưỡng năm 2023

Chiều 26/6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố kết quả tổng kiểm tra quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc trong năm 2023 với số tiền thu được lên tới 3.062 tỷ đồng.

Cả nước hiện có 31.211 di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó có 206 Di tích quốc gia đặc biệt, 3.875 Di tích quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh và hơn 16.000 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương.

Tổng số tiền thu được trong năm 2023 là 4.100 tỷ đồng. Trong đó, thành phố Hà Nội đứng đầu cả nước về số thu với 672 tỷ đồng.

Tiếp đó là 6 tỉnh, thành phố khác có số thu trên 200 tỷ đồng gồm: Hải Dương (278 tỷ đồng), An Giang (277 tỷ đồng), Bắc Ninh (269 tỷ đồng), Hưng Yên (242 tỷ đồng), Nam Định (215 tỷ đồng).

Đền Bảo Hà ở Bảo Yên, Lào Cai. Ảnh: Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tỉnh Quảng Ninh được giao thực hiện thí điểm việc kiểm tra, số thu 4 tháng đầu năm 2023 trên 67 tỷ đồng (đã bổ sung số thu tại chùa Ba Vàng và một số di tích). Ước thu cả năm của tỉnh trên 200 tỷ đồng.

Cũng theo số liệu thống kê, có 7 di tích thu trên 25 tỷ đồng. Trong đó, hai di tích thu cao nhất tại Hà Nội là Đền trình Ngũ Nhạc (chùa Hương) ở Mỹ Đức (33 tỷ đồng), Đình La Khê ở Hà Đông (28 tỷ đồng).

Các di tích thu tiền công đức cao nhất: Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang (220 tỷ đồng); Đền Bảo Hà ở Bảo Yên, Lào Cai (71 tỷ đồng); Khu di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo ở Bà Rịa - Vũng Tàu (34 tỷ đồng); Đền Sòng Sơn ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa (28 tỷ đồng); Đền Hùng ở Phú Thọ (26 tỷ đồng).

Trên cả nước cũng có 28 di tích thu trên 10 tỷ đồng.

Đền trình Ngũ Nhạc Chùa Hương, Mỹ Đức.

Dù còn nhiều di tích chưa báo cáo, cùng với nhiều số liệu báo cáo chưa được đầy đủ, nhưng tổng số thu 4.100 tỷ đồng trong năm 2023 (không bao gồm tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo) đã cho thấy người dân có nhu cầu rất lớn trong việc đóng góp tu bổ, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội.

Nguồn thu công đức, tài trợ tại các di tích ngoài sử dụng cho việc tu bổ, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội còn đóng góp tích cực cho các hoạt động cộng đồng như: hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa hay ủng hộ xây nhà cho hộ nghèo, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng.

Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang. Ảnh: Báo An Giang.

Trong điều kiện cân đối ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn, chi ngân sách dành cho lĩnh vực văn hóa hàng năm còn khiêm tốn, tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa là nguồn tài chính rất quan trọng. Nguồn tiền này đã và đang đóng góp tích cực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mặt khác, việc quản lý tiền công đức và tiền tài trợ tại không ít di tích chưa được chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, để thất thoát, trộm cắp. Một số di tích giao tiền cho cá nhân giữ, đứng tên gửi tiết kiệm, cho vay, đã có trường hợp bị lừa nhiều tỷ đồng. Có di tích lại giữ tiền mặt mà không gửi vào tài khoản nên bị kẻ gian lấy trộm.

Ngoài ra, nhiều di tích tiếp nhận tiền trong hòm công đức chưa kịp thời đã bị kẻ gian cạy phá hòm lấy tiền. Cá biệt, có trường hợp nhân viên Ban quản lý di tích lấy trộm tiền công đức và bị nhiều người phát hiện. Số tiền không nhiều nhưng hành vi trộm cắp tiền công đức đã để lại ấn tượng không tốt với du khách thập phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.