Thứ 6 ngày 13 xấu hay tốt?

Hôm nay, thứ 6 ngày 13, một ngày mà theo quan niệm của phương Tây, rất kiêng kỵ. Vậy ngày này có thực sự xấu và tại sao lại kiêng kỵ?

Thứ 6 ngày 13 theo quan niệm Phương Tây là một ngày cực kỳ xui xẻo và kém may mắn. Rất nhiều người né tránh ngày này, bởi đã có nhiều chuyện không vui xảy ra khiến họ kinh hãi và sợ sệt.

Về những câu chuyện xui xẻo trong ngày "Thứ 6 ngày 13" thì thực tế chỉ được lưu truyền trong dân gian hoặc chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Nỗi ám ảnh của mọi người về thứ 6 ngày 13 đã được gọi là paraskavedekatriaphobia, một câu bắt nguồn từ những từ móc nối vào nhau của người Hy Lạp: Παρασκευή, δεκατρείς và φοβία, nghĩa là "Thứ Sáu, số thứ tự thứ 13, sự sợ hãi của từng người".

Đánh vần xen kẽ nhau các từ nói trên có thể tổ hợp thành các từ paraskevodekatriaphobia, paraskevidekatriaphobia hay friggatriskaidekaphobia. Đây là một hình thái đặc biệt của triskaidekaphobia (nỗi ám ảnh về con số thứ 13).

Theo các nhà sử học, con số 13 được coi là một "trường hợp đặc biệt" từ những năm 1780 TCN khi mà trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng của người Babylon không hề có điều luật thứ 13. Ngoài ra, rất nhiều các khái niệm từ thời cổ đại chỉ được phân loại trong 12 cá thể khác nhau.

Ví dụ như 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong 1 năm, 12 giờ trong 1 ngày, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Jesus, anh hùng Hercules lập 12 chiến công hay 12 bộ tộc cổ đại của người Israel. Theo một cách nói cụ thể, số 13 là khái niệm vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của con người.

Ngoài ra, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Hoder để ám sát vị thần của hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla. Lúc đó, chỉ có 12 vị thân được mời tham dự tiệc, Loki cũng đến dự với tư cách "khách không mời mà đến".

Ngay sau khi Balder chết, cả Trái đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh. Nỗi sợ con số 13 vẫn thể hiện rõ trong thế giới hiện đại ngày nay. Rất nhiều toà nhà cao tầng, tầng 13 không được đánh số, mà thay vào đó số 12A. Nhiều sân bay bỏ qua không đánh số cho cổng thứ 13. Bệnh viện, khách sạn thường không đánh số phòng 13.

Hầu hết nhà cao tầng hiện nay thay tầng 13 bằng tầng 12A

Ngược lại dòng thời gian, con số 13 liên quan chủ yếu tới đạo Thiên chúa. Trong Kinh thánh, ngày Eva đưa cho Adam ăn trái cấm tại Vườn địa đàng là vào ngày thứ 6. Sự việc này đã khiến họ bị trục xuất khỏi đó.

Các tín đồ của đạo Thiên chúa , luôn coi thứ 6 ngày 13 là ngày tội lỗi, bi kịch; bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13, Judas phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ 6 ngày 13.

Tuy nhiên, con số 13 không phải lúc nào cũng kém may mắn như tương truyền. Tại thành phố New York, Mỹ, một câu lạc bộ 13, do Đại úy William Fowler - cựu chiến binh thời Nội chiến Hoa Kỳ thành lập. Riêng với Đại úy William Fowler, cuộc đời ông lại luôn gắn với số 13, đó là 13 chiến công lừng lẫy qua 13 trận đánh, hay ông giải ngũ vào ngày 13/8/1863. Câu lạc bộ 13 gồm những thành viên không tin số 13 liên quan gì đến vận mệnh của mỗi người. Theo một số liệu của Trung tâm Thống kê bảo hiểm Hà Lan từng điều tra vào năm 2008, vì sự lo lắng của mọi người mà các vụ hỏa hoạn hay trộm cắp vào "thứ 6 ngày 13" cũng ít hơn các ngày khác. 

Thứ 6 ngày 13 có thực sự xấu và cần kiêng kỵ hay không có lẽ tùy thuộc vào tín ngưỡng và tư duy của mỗi người. Song, với cuộc sống hôm nay, dù bất cứ ngày nào thì vẫn luôn cần những hành động đẹp và ý nghĩa để những điều xấu không còn chỗ xuất hiện.

(Tổng hợp)

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.