Thú chơi tranh thuỷ mặc

Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, tranh thủy mặc chưa phổ biến rộng rãi, nhưng vài năm gần đây, những bức tranh này đã dần được biết đến và thâm nhập vào đời sống, trở thành sản phẩm văn hoá ấn tượng với nhiều người chơi tranh.

Cũng giống như người Việt Nam thường mua tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống vào mỗi dịp đầu năm mới, người dân các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, sẽ mua tranh thuỷ mặc. Các chủ đề chính trong tranh thường là cây cối, hoa, phong cảnh, chim thú,… nhưng đều hàm ý về một triết lý sâu xa.

Họa sĩ Lã Anh Việt cho biết: "Đầu năm, tôi cũng hay vẽ tặng bạn bè những bức tiểu phẩm như thế này. May mắn hay không thì mình chưa biết nhưng họ sẽ nhớ đến mình, trân trọng món quà mình tặng giống như mình trân trọng quà mà họ tặng mình thôi".

Mỗi bức tranh thủy mặc là sự kết hợp giữa thơ, họa và cả triết lý về nhân sinh. Ở nước ta, tranh thuỷ mặc đã được nhiều họa sĩ học tập và sáng tạo bằng thư pháp chữ quốc ngữ, mang cảm giác gần gũi hơn với người Việt.

Mỗi bức tranh thủy mặc là sự kết hợp giữa thơ, họa và cả triết lý về nhân sinh

Hoạ sĩ Kiều Quốc Khánh chia sẻ: "Đầu tiên phải nói đến quá trình rèn luyện, quá trình tu tập, mình làm chủ được cây bút, làm sao cho cái chữ đấy của mình, cái kết thể của nó phải đảm bảo được các yếu tố hài hòa. Cũng có một số hoạt động đầu năm phát triển được nghệ thuật, thú chơi này. Tôi cũng hy vọng bộ môn văn hóa này ngày càng được phát triển và bảo tồn tốt hơn".

Ngày nay, nhiều gia đình ưa chuộng treo tranh thủy mặc trong nhà với hàm ý về phúc lộc, sự thịnh vượng và khai sáng. Bên cạnh các dòng tranh dân gian, tranh thủy mặc kết hợp cùng nghệ thuật thư pháp đang góp thêm một nét văn hóa mới, làm phong phú thú chơi tranh của người Hà Nội./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ hội tại đình làng Thượng Cát thường được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Nhiều nét đẹp văn hoá dân gian vẫn được lưu truyền đến ngày nay.

Nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian để truyền bá văn hoá trà của người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung tới bạn bè thế giới.

Phát triển du lịch cộng đồng qua các mô hình không gian sáng tạo là cách làm du lịch mới và được triển khai khá hiệu quả ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Hiện nay, làng Đường Lâm ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm, nhất là vào những dịp lễ.

Ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" là tiếng reo thể hiện niềm vui tột cùng của nhân dân ta trước chiến thắng vĩ đại. Hình ảnh đất nước rực rỡ cờ hoa, con người hân hoan chào đón ngày thống nhất đã được thể hiện vô cùng sống động qua những ca từ giản dị chứa đựng những cảm xúc vui mừng trong sự vinh quang, tự hào khi đất nước độc lập, thống nhất.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1132 về việc phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024”.

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhân dân Thủ đô và du khách có thêm một điểm đến để thư giãn, giải trí ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Đêm làng cổ là sự kiện văn hoá cộng đồng diễn ra tại cổng làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.