Thủ đoạn 'lùa gà' của Mr.Pips qua 21 sàn chứng khoán ảo

Phó Đức Nam, tức Mr.Pips, thông đồng cùng các đối tượng nước ngoài mở 21 sàn chứng khoán quốc tế, thực hiện chiêu trò “thao túng hai mặt”. Một mặt thao túng tâm lý, một mặt thao túng sàn chứng khoán để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gần 2.700 nhà đầu tư.

Với khả năng tiếng Anh 8.5 IELTS cùng học bổng toàn phần tại một trường đại học danh giá ở Singapore, chuyên ngành công nghệ thông tin, Phó Đức Nam không khó để “bắt mối” các đối tượng người nước ngoài để tổ chức sàn chứng khoán quốc tế trên nền tảng hệ thống các trang Web. Tại đây, các đối tượng sử dụng thủ thuật để điều chỉnh giá trị lên xuống của các mã chứng khoán do chúng tự tạo ra.

Năm 2016, sau khi tốt nghiệp tại Singapore, Nam trở về Việt Nam và bắt đầu làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài chuyên về chứng khoán. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thị trường chứng khoán quốc tế, năm 2019, Phó Đức Nam – với vai trò chủ mưu, bàn bạc với Lê Khắc Ngọ (đối tượng đang trốn truy nã) cùng các đối tượng người nước ngoài thành lập 44 văn phòng tại Việt Nam, trong đó riêng Hà Nội là 24 văn phòng với gần 2.000 người gồm quản lý vùng, quản lý văn phòng và nhân viên sale.

Văn phòng tập trung tại các quận trung tâm để tạo dựng lòng tin. Ngoài ra, Nam mở thêm 20 văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và cả Campuchia. Các đối tượng tuyển nhân viên và phân chia thành các bộ phận như: quảng cáo (Maketing), chăm sóc bị hại (bộ phận kỹ thuật - Ret) và hỗ trợ bị hại nạp rút tiền (Support).

Các nội dung của Mr.Pips trên mạng xã hội đều nhằm mục đích dẫn dụ người dùng vào nhóm kín để trao đổi thông tin.

"Trong vụ án này, Phó Đức Nam là đối tượng cầm đầu. Có thể nói đến thời điểm hiện tại, đây là đường dây lừa đảo lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực ngoại hối chứng khoán mà lực lượng công an triệt phá", Thượng tá Cao Văn Thái, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội, người trực tiếp tham gia triệt phá và bắt giữ các đối tượng, cho biết.

Xây dựng hình ảnh “ông hoàng ăn chơi”

Bước đầu, Phó Đức Nam xây dựng các kênh cá nhân trên mạng xã hội về chủ đề tài chính, đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, kênh của Nam thường xuyên lên top trend (xu hướng), thậm chí một số clip đạt hàng triệu view nhờ việc khoe siêu xe, tiền, vàng và cả gái đẹp. Nhiều người gọi Nam là Dan Bilzerian Việt Nam.

Các video được mở đầu với nhiều nội dung khác nhau: đi mua sắm đồ hiệu tại các cửa hàng xa xỉ, ngồi ăn chuối trên xe Roll-Royce, ngồi giữa một đống vàng xung quanh. Nhiều clip do Nam đăng tải khoe mẽ tài sản thô thiển và ngông cuồng, nhưng vẫn thu hút hàng triệu lượt view. Đây chính là mục tiêu ban đầu trong kế hoạch của siêu lừa là gây dựng niềm tin về sự giàu có.

Phó Đức Nam bên cạnh tiền, đồng hồ, hàng hiệu.

"Khi người ta thấy nhà đẹp, xe sang thì sẽ truyền được sự tin tưởng cho người xem. Họ sẽ bị cuốn hút vào các hình ảnh này và dễ dàng bị lôi kéo tham gia đầu tư tài chính", Nam khai về chiêu trò dụ dỗ, lừa đảo nhà đầu tư tại cơ quan công an. Điểm kết chung của các clip này là dẫn dụ nhà đầu tư vào các sàn chứng khoán quốc tế ảo do Nam và các đối tượng người nước ngoài tạo lập sẵn.

Lượng người theo dõi đông đảo chính là những con mồi đầu tiên mà Nam nhắm đến.

Thu mua thông tin cá nhân khách hàng tiềm năng

Ngoài việc xây dựng hình ảnh cá nhân hào nhoáng, Nam thành lập một nhóm IT chuyên thu mua thông tin cá nhân của khách hàng trên Web “đen”. Đối tượng được nhắm đến là những người có thu nhập cao, gia cảnh khá giả, độ tuổi trung bình từ 18 đến 36. Khi đã có thông tin khách hàng, các nhân viên sale sẽ gọi điện liên hệ, mời chào nạn nhân tham gia đầu tư chứng khoán và dẫn dụ họ nạp tiền.

Các đối tượng trưởng sàn hướng dẫn nhân viên sales về tài chính, đầu tư chứng khoán.

Ngoài ra, Nam cho nhân viên sale trà trộn tham gia những sự kiện xa hoa. Các đối tượng sẽ ăn mặc sang chảnh, mặc đồ hiệu, đi xe đắt tiền đến những sự kiện này, mục đích để tiếp cận những người có tiềm năng kinh tế. Sau đó, các đối tượng giả vờ kết bạn, làm quen và giới thiệu về thị trường tài chính vĩ mô, về các cơ hội đầu tư ngoại hối, thôi thúc ham muốn giàu nhanh của khách hàng, từ đó hướng dẫn, mời chào đầu tư vào các sàn ngoại hối.

“Đội ngũ tư vấn, bán hàng được các đối tượng cầm đầu tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng, hầu hết phải có ngoại hình, am hiểu đầu tư tài chính chứng khoán, có khả năng ăn nói lưu loát. Sau đó, các đối tượng đầu tư bài bản để xây dựng hình ảnh hào nhoáng cho đội ngũ tư vấn, bán hàng trên mạng xã hội, nên nhiều nạn nhân đã không mảy may nghi ngờ và bị sâp bẫy” - Thượng úy Trần Công Hậu, Đội Cảnh sát hình sự - Công an quận Cầu Giấy, thông tin về nhân viên bán hàng làm việc trong tổ chức lừa đảo của Mr.Pips.

Sau khi khách hàng đồng ý tham gia, nhân viên sale sẽ hỗ trợ khách hàng tạo tài khoản, mời họ vào các nhóm đầu tư trên mạng xã hội như Zalo, Facebook.

Tự xưng chuyên gia tài chính, bậc thầy đọc lệnh

Trong quá trình hoạt động lừa đảo, các nhân viên sale tạo nhiều tài khoản Zalo để giả người tham gia đầu tư, chuyên gia “đọc lệnh”, đăng nhiều giao dịch thắng trên sàn lên các hội nhóm để kích thích bị hại tham gia đầu tư. Thực chất, kết quả của các giao dịch trên sàn đều do Nam và các đối tượng nước ngoài thao túng, điều chỉnh bằng công nghệ.

Sau khi khách hàng nạp tiền, các nhân viên sẽ đưa ra thông tin về xu hướng thị trường, khuyến khích họ thực hiện giao dịch. Các đối tượng tự xưng “chuyên gia tài chính”, “thầy đọc lệnh”… để nói chuyện với khách, khích lệ nạp thêm tiền đầu tư. Khách hàng nạp càng nhiều tiền, càng thua nhiều, các đối tượng hưởng lợi càng lớn.

Đội ngũ chăm sóc, tìm kiếm khách hàng tại các sàn.

Khi tài khoản của khách “cháy lệnh” hay còn gọi là “hết tiền” thì nhân viên sale lại dụ dỗ khách nạp tiền chơi tiếp để gỡ hoặc đưa ra khuyến mại hấp dẫn để họ tiếp tục nạp tiền. Nếu khách muốn rút tiền, các đối tượng sẽ thực hiện lệnh rút trên sàn hoặc chat với Support trên sàn yêu cầu rút tiền. Khi thấy khách có lệnh rút tiền, bộ phận Support sẽ xin ý kiến của các đối tượng cầm đầu, nếu khách thực hiện lệnh rút số tiền ít thì sẽ cho rút. Nếu khách thực hiện lệnh rút số tiền lớn hoặc có ý định rút nghỉ chơi, các đối tượng cầm đầu sẽ yêu cầu sale trực tiếp tác động để họ thực hiện thêm giao dịch hoặc trì hoãn việc rút tiền khỏi sàn.

“Do đây là các sàn giao dịch giả mạo nên các đối tượng có thể can thiệp vào hệ thống và luôn thắng nhà đầu tư. Đối với các mệnh giá tiền nhỏ thì có thể nhà đầu tư thắng và rút được tiền về. Tuy nhiên, sau đó, các đối tượng sẽ khuyến khích khách đầu tư lớn hơn để có lợi nhuận cao dẫn đến việc thua sạch tiền" - Thượng úy Trần Công Hậu, Đội Cảnh sát hình sự - Công an quận Cầu Giấy, nói về thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng.

Phó Đức Nam tại cơ quan công an.

Để khuyến khích đội ngũ sale làm việc, ngoài việc trả lương cố định tùy từng vị trí, trung bình từ 8 đến 10 triệu/tháng, Phó Đức Nam còn treo chính sách trả hoa hồng hậu hĩnh nếu nhân viên dụ dỗ được nhà đầu tư tham gia đổ tiền vào các sàn chứng khoán do chúng tự tạo lập. Tỷ lệ trả thưởng ở mức 50/50, tức 50% cho sàn và 50% cho sale.

Thủ đoạn cũ nhưng rất tinh vi

Công an quận Cầu Giấy đánh giá, mặc dù hình thức của đường dây lừa đảo xuyên quốc gia do "Mr.Pips" Phó Đức Nam điều hành không mới, nhưng phương thức, thủ đoạn rất tinh vi của các đối tượng đã khiến hàng nghìn nạn nhân sập bẫy, nhà đầu tư "cháy tài khoản". Phương thức chính là đánh vào lòng tham, muốn đầu tư “lướt sóng” nhưng chốt lãi nhanh của nhà đầu tư.

Điểm khác biệt chính nằm ở quy mô của ổ nhóm tội phạm này. Hằng ngày, có khoảng 1.000 nhân viên làm việc từ 8 đến 12 tiếng tại các văn phòng để tư vấn, hỗ trợ khách hàng. Nhân viên được đào tạo bài bản về phương thức tiếp cận và có kịch bản riêng để lừa nhà đầu tư.

Đặc biệt, Phó Đức Nam đã xây dựng thành công hình ảnh giàu sang Mr.Pips trên mạng xã hội. Đây được coi là chìa khóa mở đường, giúp các đối tượng thao túng tâm lý nhà đầu tư tin vào các sàn chứng khoán quốc tế do chúng tự tạo lập, từ đó dẫn dụ con mồi dần dần lún sâu vào kế hoạch lừa đảo chiếm đoạt hơn 5.200 tỷ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường, 11 tháng qua, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 65.881 vụ, phát hiện, xử lý 45.045 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý là 841 tỷ đồng.

Bắt đầu từ ngày 15/12 tới 14/02/2025, Công an các đơn vị, địa phương đồng loạt ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho dịp cuối năm, các dịp Tết và lễ hội đầu Xuân.

Theo quy định mới từ 2025, học sinh phải cam kết không điều khiển xe máy dưới 50 cc (xe gắn máy) khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe.

Hà Nội đã có Nghị quyết 09 của Thành ủy về Phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, và tầm nhìn đến năm 2045. Tuy nhiên, hầu hết các lĩnh vực công nghiệp văn hóa của Hà Nội vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô.

Để phục vụ nhân dân vui chơi, đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hà Nội đang triển khai dự án chỉnh trang, cải tạo 80 tuyến phố nội thành với tổng mức đầu tư 231 tỷ đồng.

Hà Nội do chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường, nền nhiệt giảm sâu.