Thu giữ hơn một tấn thực phẩm nhập lậu

Do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào các tháng cuối năm, vì vậy, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng cấm và hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, hiện đại hơn trên tất cả các tuyến, lĩnh vực.

Lực lượng Quản lý thị trường phối hợp cùng Công an phát hiện và thu giữ khoảng một tấn thực phẩm không hóa đơn chứng từ, hầu hết là các chủng loại sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường như bim bim, ô mai, bánh kẹo. Các loại thực phẩm được thu mua trôi nổi trên thị trường, không có tem nhãn, đóng trong các túi ni lông loại lớn để bán buôn. Sau khi nhập về thị trường Hà Nội, các đối tượng sẽ tự đóng gói trong các hộp nhựa, sau đó, dán tem nhãn mác để tiêu thụ trên thị trường.

Theo cục Quản lý Thị trường thành phố Hà Nội, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cũng là lúc buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại gia tăng. Thành phố Hà Nội là địa bàn trọng điểm, đầu mối giao thông liên vùng, quốc gia và quốc tế nên nạn buôn lậu lại càng “nóng”. Đáng nói, buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi, nhiều thủ đoạn lẩn tránh cơ quan chức năng. Đặc biệt, khi môi trường Internet phát triển, thương mại điện tử, mạng xã hội trở nên phổ biến, buôn lậu, kinh doanh hàng giả có thêm “đất” để lộng hành. Thậm chí, các đối tượng tổ chức thành đường dây, ổ nhóm, lập nhiều tài khoản ảo trên mạng xã hội, rao bán công khai hàng lậu, hàng giả. Cơ quan chức năng rất khó truy dấu vết, triệt phá khi đối tượng liên tục thay đổi tài khoản, địa điểm.

Có thể thấy rằng, buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả có lợi nhuận cao, vì thế các đối tượng bất chấp quy định, cố tình vi phạm. Lực lượng chức năng luôn xác định đấu tranh, chống buôn lậu, hàng giả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả hiệu quả, người tiêu dùng cũng cần góp sức bằng cách nói không với hàng giả, hàng lậu; phản ánh với cơ quan chức năng đối tượng, cơ sở có dấu hiệu kinh doanh hàng lậu, hàng giả, nhất là trên môi trường Internet, giúp cơ quan chức năng điều tra, xử lý kịp thời. Sự chung tay của người tiêu dùng cũng rất quan trọng, như “tai, mắt” của cơ quan chức năng, đồng thời cũng mang tính quyết định, bởi nếu bị người tiêu dùng tẩy chay, hàng lậu, hàng giả sẽ không còn tái diễn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau những tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, cơ quan chức năng đã cấm các xe tải nặng, xe khách trên 30 chỗ và bổ sung thêm những điểm dừng nghỉ để đảm bảo an toàn. Ngày 15/5, một lái xe tải tiếp tục bị xử phạt vì lỗi vượt ẩu.

Chiều 16/5, phiên xét xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng 10 bị cáo khác liên quan đến đại án Việt Á đã kết thúc phần xét hỏi. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao đánh giá cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhận số tiền hối lộ 2,25 triệu USD là đặc biệt nghiêm trọng nên không có lý do để chấp nhận kháng cáo.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 70, đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, khởi công từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang, chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành.

Vào khoảng 14h ngày 15/5 trên Quốc lộ 38 đoạn qua huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, một bà cụ đã đi bộ đến giữa đường nhưng tài xế ô tô gắn camera hành trình vẫn không hề có dấu hiệu giảm tốc hoặc dừng xe nhường đường cho bà cụ.

Sáng ngày 16/5, Toà án nhân dân huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai mở phiên xét xử sơ thẩm vụ xe khách Thành Bưởi vượt trái gây tai nạn làm 9 người thương vong.

Hôm nay ngày 16/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo trong vụ kít xét nghiệm Việt Á có kháng cáo tiếp diễn. Ngay trước đó, Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã trả lời thẩm vấn.