Thu hơn 22.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng

Số việc và tiền thụ lý mới trong thi hành án dân sự năm 2024 tăng cao so với các năm trước; đồng thời, đã thu được trên 22.000 tỷ đồng đối với các khoản bị chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, phiên họp sáng nay 26/11, Quốc hội nghe: Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024; Báo cáo công tác năm 2024 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Báo cáo công tác của Tòa án Nhân dân năm 2024; Báo cáo về công tác thi hành án năm 2024.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày báo cáo về công tác thi hành án năm 2024

Báo cáo công tác thi hành án năm 2024 của Chính phủ cho thấy, trong công tác thi hành án dân sự, tổng số việc phải thi hành là 1.023.131 việc, có điều kiện thi hành là 741.240 việc; đã thi hành xong 621.568 việc (tăng 45.901 việc so với năm 2023), đạt tỷ lệ 83,86%.

Tổng số tiền phải thi hành là trên 500.000 tỷ đồng, có điều kiện thi hành trên 228.000 tỷ đồng; đã thi hành xong trên 117.000 tỷ đồng (tăng hơn 27.000 tỷ đồng so với năm 2023), đạt tỷ lệ 51,46%.

Đã thi hành xong 6.252 việc, thu được hơn 30.000 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng; thi hành xong 9.211 việc, thu được trên 22.000 tỷ đồng đối với các khoản bị chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng.

Đã tiếp 7.359 lượt công dân; tiếp nhận 12.486 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; đã giải quyết xong 2.398 việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 96,65%

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga

Cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ đánh giá về tình hình tham nhũng, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp đánh giá: trong năm 2024, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt và hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương; nhiều chính sách, quy định mới về PCTNTC được ban hành, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nổi lên là các sai phạm lớn ở một số lĩnh vực như: quy hoạch, xây dựng, năng lượng, đấu thầu, quản lý tài sản công, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản...; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn còn diễn ra.

Những sai phạm về tham nhũng, tiêu cực thời gian qua cho thấy có sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của nhiều tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức. Việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, hạn chế về năng lực, sợ sai không dám làm còn chậm. Nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN là thực trạng đã được nhận diện rõ từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuối năm, hoạt động sản xuất, buôn bán pháo nổ trái phép có chiều hướng tăng lên. Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện và bắt giữ nhiều vụ sản xuất, mua bán, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép.

Với mục tiêu xây dựng và quảng bá các điểm đến du lịch đặc thù gắn liền với giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề của các huyện ngoại thành, Sở Du lịch Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng các điểm đến.

Năm 2024 đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, trong đó có nhiều sự kiên, chương trình được đánh giá là có tầm vóc, sức hút, hiệu ứng xã hội lớn, khẳng định vị thế, uy tín của Hà Nội, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

Theo dự báo, dịp sát Tết Nguyên đán, Thủ đô Hà Nội sẽ đón thêm 1-2 đợt rét mới, khiến nhiệt độ giảm sâu ở mức rét đậm rét hại. Trước đó, Hà Nội rét đậm về đêm và sáng, nắng hanh về trưa và chiều.

Thời tiết Hà Nội sáng 29/12 tăng 1-2 độ so với sáng hôm qua, quanh mức 15-16 độ. Sau 9 giờ, nhiệt độ tăng dần, đến 10 giờ, nhiệt độ lên đến 18 độ rồi tới 20 độ vào buổi trưa.

Tối nay 28/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2024.