Thu hút đầu tư vào điện khí LNG
Sử dụng điện khí LNG phù hợp với xu hướng của thế giới hiện nay, giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện than, giảm phát thải, bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Mặc dù Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển điện khí song cần quan tâm xây dựng cơ chế về giá điện cũng như thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo Quy hoạch điện 8, khuyến khích phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo (ngoài thủy điện), từ khoảng 13% đến 30% năm 2020 lên tới gần 30% năm 2030 và 44% năm 2045. Đặc biệt, đến năm 2030, nguồn nhiệt điện khí sẽ chiếm tới 24,8% tổng công suất toàn hệ thống phát điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Hiện nay cả nước có 13 dự án điện LNG đã được Thủ tướng phê duyệt trong danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện, thế nhưng, nguồn cung và giá khí hóa lỏng hoàn toàn phụ thuộc nhập khẩu từ thị trường thế giới do Việt Nam vẫn chưa có khả năng sản xuất và cung ứng LNG. Như vậy, phát triển nhiệt điện khí của Việt Nam trong tương lai sẽ không thể chủ động mà phụ thuộc lớn vào nguồn LNG nhập.
Ông Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc Hội cho rằng: “Hạ tầng phát triển điện khí cần tập trung. Thứ hai là chuỗi cung ứng về khí hiện nay còn phụ thuộc vào nước ngoài là còn rủi ro. Thứ ba là chúng ta cần phải đảm bảo từ khâu giá nhập khẩu kể cả giá của khí trong nước và liên hoàn đến giá điện.”
Muốn thu hút nguồn vốn phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện 8, các chuyên gia cho rằng, phải giải quyết một số vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách. Đây cũng là cơ sở để các nhà đầu tư yên tâm tính toán bỏ vốn đầu tư vào thị trường này.
PGS. TS Nguyễn Thường Lạng – Giảng viên cao cấp Viện thương mại và kinh tế quốc tế- Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định: “Chỉ số hiệu quả thu hồi của hệ thống năng lượng mới là rất cao, đây là triển vọng lớn. Vấn đề lớn là thu hút trên cơ sở hành lang pháp lý rõ ràng, có cơ chế khuyến khích để các nhà đầu tư vừa thấy được tiềm năng vừa thấy rằng đầu tư vào đây là có lãi. Chúng ta cần phải có một cơ chế thân thiện, cơ chế chào đón đồng thời tiếp cận các tập đoàn lớn, và sàng lọc từ sớm từ xa các nhà đầu tư này.”
Cơ chế chính sách rõ ràng, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực sẽ giúp Việt Nam giải được bài toán phát triển điện khí LNG trong thời gian tới./.
Năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công thương.
Đồng Bitcoin đã chạm mức cao kỷ lục mới trong phiên ngày 22/11, hướng tới mốc 100.000 USD, trong bối cảnh thị trường tiền điện tử được dự báo sẽ thuận lợi hơn dưới thời chính quyền của ông Donald Trump.
Hiện Hà Nội đã có trên 1.600 sản phẩm OCOP, năm 2024 phấn đấu có trên 500 sản phẩm được đánh giá phân hạng. Nếu theo tiến độ từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ đạt mục tiêu đánh giá, phân hạng 2.000 sản phẩm OCOP, sớm hơn một năm so với kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.
Tại TP.HCM, gần 1.700 địa chỉ nhà, đất nằm ở vị trí đắc địa Quận 1 đã được giao cho Công ty Dịch vụ Công ích Quận 1 quản lý, với mục tiêu đóng góp hiệu quả cho nguồn thu ngân sách. Tiếc thay, do buông lỏng quản lý, nhiều khu đất vàng đã bị cho thuê lòng vòng, bên thuê chây ì không chịu trả tiền thuê, thậm chí còn chiếm giữ mặt bằng dẫn tới khiếu kiện chưa có hồi kết, gây thất thoát ngân sách, lãng phí kéo dài.
Cuối ngày 22/11, giá vàng thế giới lần đầu tiên trong hơn hai tuần đã vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce, ghi nhận mức tăng theo tuần lớn nhất trong gần hai năm qua.
Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, lạm phát của nước này tiếp tục giảm, với tiền lương và thị trường việc làm "hạ nhiệt," giá cả tăng cao chủ yếu thiên về lĩnh vực nhà ở. Với chiều hướng này, việc Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất được đánh giá là vẫn phù hợp.
0