Thu hút vốn đầu tư FDI xanh

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Theo các chuyên gia, dòng vốn FDI xanh đang nhắm đến các nước phát triển chiếm khoảng 60% vốn FDI xanh trên toàn cầu, hơn 30% đi vào các nước đang phát triển.

Trong đó, một số quốc gia có bước nhảy vọt về thu hút vốn FDI xanh như Malaysia, hiện đã thu hút được 43 tỷ đô la Mỹ vốn FDI xanh nhờ khung chính sách về biến đổi khí hậu, xây dựng hạ tầng xanh, xuất khẩu công nghệ xanh…

Ông Scott James - Tham tán Thương mại - Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, cho biết: “Các doanh nghiệp FDI đang đón đầu xu hướng số hóa, tích hợp các công nghệ tiên tiến như AI và tự động hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”.

Là điểm đến thu hút FDI trong khu vực ASEAN, cùng với xu hướng chuyển đổi xanh, một số nhà đầu tư lớn đến từ châu Âu đã chọn Việt Nam để rót vốn xanh. Nhiều tập đoàn lớn của Đức  đã đi theo chiến lược giảm phát thải, đồng nghĩa doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng, gia công cũng phải đồng hành để đạt được mục tiêu này.

Ông Alexander Ziehe - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, cho biết: “Đối với các công ty Đức nói chung, xanh hóa là một trong những chiến lược quan trọng. Vì vậy, trên toàn cầu, họ có rất nhiều chính sách đang được áp dụng ngay bây giờ để giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất tại các cơ sở của họ, đồng thời xem xét chuỗi cung ứng của họ. Vì vậy, tất cả những điều này cũng đang được triển khai ngay bây giờ tại Việt Nam và chúng tôi cũng có báo cáo bắt buộc hiện đang có hiệu lực ở Đức, ở châu Âu, đối với chuỗi cung ứng và báo cáo carbon”.

FDI xanh từ các quốc gia khác cũng theo dòng chảy vào Việt Nam với một số dự án LNG Bạc Liêu, LNG Long An I và II... Vốn FDI xanh từ các nước châu Âu, nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 6 của Việt Nam, dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Ông Alexander Ziehe - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, nói: “Việt Nam đã mở cửa trong vài năm qua, rất nhiều chính sách giúp nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam đối với FDI, có rất nhiều khoản đầu tư đang tập trung vào cơ sở hạ tầng”.

Để huy động được nguồn lực tài chính thực hiện phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần FDI xanh để phát triển công nghệ cao. Đánh giá vốn FDI của Việt Nam là dồi dào nhưng để dẫn vốn FDI xanh, Việt Nam cần thúc đẩy chiến lược chuyển dịch dòng vốn mạnh mẽ hơn, nhất là trong bối cảnh chính sách ứng phó biến đổi khí hậu và chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia mới được thực thi.

Ông Scott James - Tham tán Thương mại - Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, nhận định: “Chiến lược chuyển đổi kép của Việt Nam sẽ là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững. Quá trình chuyển đổi xanh sẽ giảm tác động môi trường của công nghiệp hóa, đảm bảo tính bền vững lâu dài và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường toàn cầu. Đồng thời, chuyển đổi kỹ thuật số sẽ thúc đẩy đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và mở ra các cơ hội thị trường mới”.

Với các nước phát triển, bắt đầu từ việc dựa trên phát triển khung chính sách ứng phó biến đổi khí hậu, có chiến lược thu hút FDI xanh bằng cách xây dựng hạ tầng xanh, xuất khẩu công nghệ xanh. Do vậy, Việt Nam cần ưu tiên hoàn thiện cơ chế, triển khai chính sách ưu đãi xanh, phân loại đầu tư xanh, nghiên cứu ban hành các gói thu hút đầu tư xanh, xây dựng hệ sinh thái xanh, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn cho các dự án xanh, công nghệ xanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 trở thành “thời điểm vàng” để các doanh nghiệp triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng.

Thị trường chứng khoán khép lại tuần giao dịch 21-25/4 với sắc xanh tích cực: VN-Index tăng 10,11 điểm, lên 1.229,23 điểm; dòng tiền vẫn duy trì ổn định với thanh khoản vượt trung bình 20 tuần.

Chứng khoán Mỹ và châu Á vào phiên 25/4 tăng điểm nhờ lực đẩy từ phố Wall và kỳ vọng về tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và một số đối tác kinh tế quan trọng.

Giá vàng trong nước hạ nhiệt chậm, đẩy chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới lên tới 17,7 triệu đồng/lượng.

Chính phủ Nhật Bản mới đây đã công bố một gói các biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm ứng phó những tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan cao hơn của Mỹ.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng trưởng hơn 25%; tỷ trọng thương mại điện tử chiếm trên 9% tổng doanh thu bán lẻ.