Thu ngân sách nhà nước giảm hơn 8%

Đây là báo cáo do Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đưa ra vào chiều 3/10, tại cuộc họp giao ban triển khai nhiệm vụ tháng 10 và những tháng cuối năm.

Theo Bộ Tài chính, 9 tháng năm 2023, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.223,8 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán, giảm 8,3% so cùng kỳ năm 2022 (thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 77,9% dự toán, thu ngân sách địa phương ước đạt khoảng 72,6% dự toán).

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi

Về thu nội địa, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, số thu do ngành thuế quản lý trong tháng 9 đạt 75.600 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, thu nội địa ước đạt 1.013,7 nghìn tỷ đồng, bằng 76% dự toán, giảm 3,2% so cùng kỳ năm 2022.

Ảnh minh họa

Về nguyên nhân dẫn tới số thu ngân sách nhà nước trong 9 tháng giảm, bên cạnh lí do xuất phát từ nền kinh tế, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, còn xuất phát từ việc thực hiện các chính sách tài chính hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, cơ quan thuế, hải quan tiếp tục triển khai các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn ước tính đến hết tháng 9 khoảng 152,5 nghìn tỷ đồng (miễn, giảm khoảng 49,6 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 102,9 nghìn tỷ đồng).

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, dự kiến trong quý cuối cùng của năm, thu ngân sách sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Do đó, thời gian tới, ngành thuế tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm phấn đấu thu đạt dự toán được giao. Theo Bộ Tài chính, những tháng cuối năm sẽ tập trung vào các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng thu đủ, thu kịp thời, tăng cường thu hồi nợ đọng, phấn đấu thu đạt và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước được giao.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đặc biệt lưu ý các đơn vị trong ngành tài chính phải tập trung vào xây dựng pháp luật, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các đề án, chương trình đã đề ra.

Đồng thời, cần tăng cường quản lý giá cả nhất là các mặt hàng quan trọng chiến lược, thiết yếu như xăng dầu, điện... đảm bảo điều hành lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra; tăng cường giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động minh bạch, đúng pháp luật.

(Nguồn: TTXVN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với sức tiêu dùng lớn, doanh số thương mại điện tử (TMĐT), Việt Nam đã vượt 20,5 tỷ USD/năm vào năm ngoái, được xếp vào nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT cao nhất khu vực và trên thế giới.

Tuần lễ trưng bày sản phẩm OCOP với 44 cụm gian hàng giới thiệu sản phẩm từ các tỉnh thuộc 5 vùng: Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ diễn ra tại Công viên Lê Thị Riêng (quận 1, TPHCM) từ 6-10/11 đã để lại ấn tượng với nhiều sản phẩm độc đáo.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 07/11, giá xăng dầu có sự tăng nhẹ. Xăng E5RON92 tăng 340 đồng/lít, giá bán là 19.740 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 350 đồng/lít, giá bán 20.850 đồng/lít.

Tại huyện Đan Phượng, tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 6 tháng đầu năm 2024, có 78.640 lao động làm việc tại nước ngoài. Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất, với 40.596 lao động.

Theo thống kê, trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.