'Thủ phạm' khiến chất lượng không khí Hà Nội ở mức kém

Gần 50% các yếu tố khiến chất lượng không khí kém đến từ nội tại Hà Nội; trên 50% đến từ các yếu tố khách quan bên ngoài.

Chỉ số chất lượng không khí, còn được gọi là chỉ số AQI, là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được thể hiện qua một thang điểm.

Theo hướng dẫn, AQI được áp dụng cho 2 loại: AQI ngày là giá trị đại diện cho chất lượng không khí trong 1 ngày; AQI giờ là giá trị đại diện cho chất lượng không khí trong 1 giờ.

Giáo sư Hoàng Xuân Cơ- người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về môi trường lý giải: Chỉ số cảnh báo AQI qua hệ thống quan trắc phản ánh chất lượng không khí tại một khu vực cụ thể, vào đúng thời điểm đó, và không mang tính đại diện cho cả thành phố.

Những năm qua, Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí như: xóa bỏ bếp than tổ ong, lò gạch thủ công và giảm thiểu lượng đốt rơm rạ. Thế nhưng, cứ vào thời gian thời tiết giao mùa, cuối tháng 11 đến tháng 2 hằng năm, tình trạng không khí ở Hà Nội lại rơi vào trạng thái cảnh báo.

Theo số liệu phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 5 yếu tố chính là nguyên nhân khiến chất lượng không khí kém. Đó là: Giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động dân sinh và đốt rác. Gần 50% các yếu tố này đến từ nội tại Hà Nội, và trên 50% đến từ các yếu tố khách quan bên ngoài.

Chuyên gia cho rằng dù mùa đông hay mùa hè, nguồn ô nhiễm phát ra không khí cũng tương đương. Tuy nhiên, đặc trưng của mỗi mùa lại khiến lượng khói bụi có những diễn biến khác nhau, từ đó làm tăng hoặc giảm chỉ số ô nhiễm.

Còn theo chuyên gia khí tượng thủy văn, có 2 hiện tượng thời tiết “chung tay góp phần” khiến không khí nội đô trở nên đặc quánh hơn. Đầu tiên là hiện tượng nghịch nhiệt. Thứ hai có thể kể đến là hiện tượng gió mùa đông bắc.

Theo chuyên gia khí tượng thủy văn, có 2 hiện tượng thời tiết “chung tay góp phần” khiến không khí nội đô trở nên đặc quánh hơn.

Hiện tượng này sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu bạn không nhìn thấy những hình ảnh như thế này. Theo tính toán, quanh Hà Nội có tới 67 khu công nghiệp nằm rải rác tại nhiều tỉnh lân cận phía Bắc… cùng khoảng 100 làng nghề. Điều đáng bàn, trong số này nhiều cụm công nghiệp, làng nghề tự phát.

Cụm công nghiệp, làng nghề tự phát cũng là nguyên nhân của khói bụi

Nhằm giảm thiểu tình trạng chất lượng không khí kém, Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp đồng bộ như: xóa bỏ 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% lượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công. Cùng với đó là một lộ trình cụ thể cho cả trước mắt, và dài hạn.

Tuy nhiên, như đã phân tích 50% yếu tố tác động đến chất lượng nguồn không khí Hà Nội đến từ yếu tố bên ngoài. Do vậy, trong cuộc chiến giữ lại hơi thở màu xanh cho người dân thủ đô, Hà Nội không thể đi một mình!

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính vừa công khai danh sách hơn 300 dự án tại 48 địa phương chưa giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm nay.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo hôm nay (17/5), Hà Nội có nhiệt độ từ 24-32 độ.

Do giá vé máy bay tăng cao, nhiều công ty lữ hành chọn giải pháp phát triển sản phẩm đường bộ, đường thủy, đường sắt trong dịp hè 2024.

Bộ Công an đề xuất các loại súng sử dụng cơ chế bắn bằng nén khí, nén gas có tính sát thương rất cao, nguy hiểm, vì thế cần đưa vào nhóm vũ khí quân dụng để quản lý.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 70, đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, khởi công từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang, chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành.

Chủ trương mở rộng đường Láng đang làm người dân lo ngại với mức đầu tư dự kiến là quá lớn, lên đến trên 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoàn toàn có thể thu hồi đất hai bên đường và đấu giá tạo nguồn vốn khi mở rộng đường. Chưa kể, nếu để đường Láng tồn tại một nút thắt về ùn tắc giao thông như hiện nay, thì việc đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng trước đó cho các dự án thành phần trên trục đường Vành đai 2 sẽ không phát huy hiệu quả.