Muôn kiểu chống rét cho động vật tại vườn thú Thủ Lệ

Sử dụng hệ thống máy sưởi, bể nước nóng, đốt lửa, che chắn gió, lót nền ấm…là những biện pháp chống rét đang được Vườn thú Thủ Lệ áp dụng để bảo vệ các động vật đang được nuôi dưỡng tại đây. Các biện pháp này được căn cứ từ quy trình kỹ thuật chăn nuôi động vật được thành phố Hà Nội ban hành và dựa vào tình hình thực tế nuôi tại đơn vị. Qua quan sát, tìm hiểu nhóm phóng viên Đài Hà Nội ghi nhận, các loại thú tại đây đang được chăm sóc khá đặc biệt, từ khẩu phần ăn cho đến các biện pháp giữ ấm. Khác với những thông tin về tình trạng động vật ở vườn thú bị bỏ mặc đói, rét như đã được lan truyền trên mạng xã hội trong mấy ngày qua.

Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng gần 700 cá thể với hơn 90 loài động vật khác nhau. Trong đó, có nhiều loài thú đặc biệt quý hiếm.

Với thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài như hiện tại, các loại thú tại Vườn thú Hà Nội đang được nhận chế độ chăm sóc đặc biệt, từ chăm sóc khẩu phần ăn cho đến áp dụng các biện pháp giữ ấm, tăng sức chống chịu trong giá rét.

Đại diện Vườn thú Hà Nội cho biết, công tác phòng chống rét cho động vật được thực hiện theo kế hoạch phòng chống rét hàng năm. Kế hoạch được xây dựng căn cứ vào quy trình kỹ thuật chăn nuôi động vật được thành phố Hà Nội ban hành và dựa vào tình hình thực tế nuôi tại đơn vị.

Theo quy định, khi nhiệt độ môi trường giảm dưới mức 17 độ C, Vườn thú Hà Nội sẽ kích hoạt chế độ phòng chống rét cho tất cả các loài. Việc chống rét được thực hiện theo kế hoạch kỹ càng, chi tiết theo từng đặc tính, điều kiện sinh sống, tập tính sinh học các giống, loài.

Tại khu vực nhà lồng nơi nuôi giữ các loài gà, chim, trong đó có các loại chim họ trĩ, đặc biệt có loài gà lôi lam màu trắng đặc hữu quý hiếm của Việt Nam được che chắn kỹ hướng gió bằng lá cọ khô hay các tấm vật liệu nhẹ.

Các chú hươu sao quây bên đống lửa.

Tại khu vực chuồng mở, có không gian rộng nuôi nhốt các động vật móng guốc như hươu, nai, linh dương, ngựa, được giữ ấm bằng cách đốt sưởi ngoài trời tại các sân bãi trưng bày, cũng như trong hầm trú ẩn của nhóm loài này.

Chú sư tử "Trump" được chăm sóc đặc biệt.

Còn trong những khu kín nuôi nhốt thú dữ như hổ, sư tử có hệ thống che chắn bằng các tấm nhựa và sưởi bằng hệ thống máy sưởi dầu.

Máy sưởi bật liên tục giữ ấm cho hổ.

Tương tự, tại khu vực nuôi nhốt voi, bên ngoài được phủ bạt. Bên trong có hệ thống sưởi điện và tăng cường việc đốt sưởi bằng củi, duy trì 24/24h.

Chuồng voi được phủ bạt và có hệ thống sưởi điện trên cao.

Tại khu vực chăm sóc hà mã, do đặc tính là loài hay đầm mình dưới nước nên vườn thú trang bị hệ thống 5 bình đun nước nóng cỡ lớn với tổng dung tích 300 - 400 lít luôn sẵn sàng cấp nước ấm cho bể đầm để ba chú hà mã có nước ấm trong suốt mùa đông. Hệ thống ống cấp nước nóng được bố trí ngầm dưới đáy bể vừa giúp giữ được nhiệt độ trong bể, vừa bảo đảm an toàn để hà mã duy trì tập tính sinh học.

Bên cạnh việc giữ ấm cho động vật trong giá rét, chế độ ăn cũng được chăm sóc đặc biệt hơn, khẩu phần ăn được đảm bảo, chất lượng tươi, ngon. Ngoài chế độ ăn, vườn thú còn chú ý việc bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng đề kháng, sức chịu đựng cho động vật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2025 sẽ giữ nguyên mức tiền lương như năm 2024. Lương viên chức vẫn được tính theo mức lương cơ sở x hệ số lương.

Sáng sớm 23/12, nhiệt độ tại đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai xuống -1 độ C, khiến băng giá tiếp tục xuất hiện tại nơi đây.

TP. HCM đang là 1/21 địa phương có tỷ suất sinh thấp nhất cả nước, khoảng 1,32 con/phụ nữ.

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt cho biết sẽ tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Theo kết quả một cuộc điều tra từ các độc giả do tạp chí Mỹ US News & World Report công bố mới đây, Việt Nam vinh dự góp mặt trong danh sách 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.

Theo quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp, tại Thông tư 55 năm 2024 của Bộ Giao thông Vận tải, sẽ có 3 loại phương tiện bắt buộc phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.