Thu thập, xây dựng dữ liệu hội viên Hội Người cao tuổi

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về Trật tự xã hội, Bộ Công an đã tạo lập được hơn 5 triệu 600 nghìn dữ liệu Hội người cao tuổi, hơn 4 triệu 900 nghìn dữ liệu Hội Nông dân, hơn 1 triệu 700 nghìn dữ liệu Hội Cựu chiến binh và hơn 719 nghìn dữ liệu Hội chữ thập đỏ…

Đây là những nguồn dữ liệu quý giá không chỉ làm giàu thêm dữ liệu dân cư, phục vụ hoàn thiện hệ sinh thái dữ liệu mà còn giúp cho các đoàn thể có các số liệu hội viên chính xác từ đó tạo lập sẵn dữ liệu cho các tổ chức Hội làm cơ sở phát triển các giải pháp ứng dụng trong công tác quản lý…

Những ngày này, một trong nhưng nội dung hoạt động của hội người cao tuổi tại cơ sở là hướng dẫn hội viên cài đặt VNeID… Việc nắm vững số liệu về Hội viên từ nguồn dữ liệu đã giúp tổ chức hội các cấp có cơ sở để quản lý hội viên… từ đó, triển khai các hoạt động hiệu quả, thiết thực hơn… Như việc tuyên truyền về Đề án 06, mặc dù là nhóm đối tượng gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận với công nghệ, song người cao tuổi cũng đang dần đón nhận và hưởng lợi ích từ Đề án…

Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hội viên, việc xây dựng dữ liệu cho các hội, đoàn thể và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp cho các hội, đoàn thể có cơ sở để hoạch định các chính sách và tham mưu, đề xuất các chính sách an sinh xã hội phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là với người cao tuổi và cựu chiến binh.

Việc số hóa, xây dựng, kết nối và chia sẻ dữ liệu để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra cho năm 2024 - năm “Tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”… Và từ những kết quả trong năm vừa qua, có thể thấy, dữ liệu số đã và đang được phát huy trở thành nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số…. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 8/5, lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tại các địa phương, đơn vị.

Theo quyết định của Thủ tướng, những năm gần đây, Hà Nội đã giảm dần khai thác nước ngầm theo lộ trình đến năm 2025 - 2030. Bù lại, sẽ tăng sử dụng nước mặt các con sông.

Tình trạng xe chở vật liệu xây dựng quá khổ, quá tải phức tạp trở lại. Vi phạm diễn ra chủ yếu tại các tuyến đường đê, đường quốc lộ, tỉnh lộ. Để tránh bị kiểm soát, nhiều phương tiện đã đi đường vòng hoặc hoạt động vào đêm tối muộn.

Dự báo trong tháng 5/2024, Hà Nội sẽ có hơn 90.700 ô tô đến hạn kiểm định, nhưng các trung tâm chỉ đáp ứng khoảng 74 - 87% nhu cầu. Theo dự báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, nguy cơ ùn tắc đang dần hiện hữu tại các thành phố lớn.

Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vừa gửi đề xuất kiến nghị mở thêm hai tuyến buýt hai tầng, thoáng nóc, chở khách tham quan khu nội đô. Hai tuyến mới sẽ hoạt động trong phạm vi từ Quận 1 đến chợ Lớn (quận 5, 6), thời gian thí điểm đến cuối năm 2025.

Hoàn thiện mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị, góp phần giải quyết các vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông, mở ra không gian phát triển đô thị, kinh tế - xã hội. Đó là mục tiêu Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô do Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị (MRB) vừa trình UBND Thành phố Hà Nội.