Thủ tục chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Với nhà ở hình thành trong tương lai (hay nhà ở chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu) - việc chuyển nhượng thực hiện bằng hình thức duy nhất là chuyển nhượng Hợp đồng mua bán nhà ở.

Điều kiện chuyển nhượng:

- Thực hiện trước khi có hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

- Thực hiện theo từng căn nhà/căn hộ riêng lẻ

- Trường hợp có nhiều căn nhà/căn hộ riêng lẻ thì phải chuyển nhượng tất cả căn nhà/căn hộ có trong Hợp đồng

- Nếu chuyển nhượng lại một hay một số căn (trong tòa nhà) phải ký lại Hợp đồng hoặc bổ sung phụ lục.

Thủ tục chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Trình tự thủ tục chuyển nhượng :

BƯỚC 1 : Hai bên lập văn bản chuyển nhượng theo mẫu quy định

BƯỚC 2 : Công chứng văn bản chuyển nhượng nếu bên chuyển nhượng không có chức danh kinh doanh BĐS.

Hồ sơ công chứng bao gồm : 

- 7 bản chính văn bản chuyển nhượng

- Bản chính Hợp đồng mua bán đã ký với chủ đầu tư ( cần chú ý : nếu đã từng chuyển nhượng thì cần phải có văn bản chuyển nhượng trước đó)

- Giấy tờ tùy thân của bên chuyển nhượng

BƯỚC 3 : Đến cơ quan thuế hoàn thành các thủ tục về thuế, phí

BƯỚC 4 : Yêu cầu Chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng.

Trong hồ sơ này sẽ bao gồm :

- 5 bản chính của  văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở trong đó có 1 bản của bên chuyển nhượng

- Bản chính Hợp đồng mua bán đã ký với chủ đầu tư (nếu đã từng chuyển nhượng thì phải có văn bản chuyển nhượng lần trước)

- Bản sao giấy chứng thực bàn giao nhà ở (nếu đã nhận bàn giao)

- Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng

- Các giấy tờ tùy thân của bên chuyển nhượng

Lưu ý: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ trên, chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản kinh phí nào.

Theo quy định: Bên nhận chuyển nhượng cuối cùng sẽ là người được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.

Để phát triển nhà ở xã hội, các chuyên gia cũng kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 6% thay vì 10% như hiện nay cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và giảm lãi suất cho người mua nhà.

Nhà ở giá rẻ, đặc biệt là nhà ở xã hội hiện vẫn thiếu hụt số lượng lớn. Bởi vậy, thông tin UBND thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh và chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê đã được người dân hết sức quan tâm.

Với 87,89% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Giá nhà, đất đang bị đẩy cao phi lý, người có nhu cầu ở thực ngày càng khó tiếp cận. Đây là hệ lụy của tình trạng đầu cơ, thổi giá liên tiếp diễn ra trong thời gian dài vừa qua. Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển bền vững, Nhà nước cần có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả gắn với thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.

Giá chung cư tăng cao phi lý, vượt xa giá trị thực đã khiến nhiều người dừng kế hoạch mua và tiếp tục chọn phương án thuê nhà với kỳ vọng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc quyết liệt ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thổi giá, đưa thị trường bất động sản trở lại lành mạnh.