Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Sáng 17/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tiếp đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Về phía Hà Nội, dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, các Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các sở, ngành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Báo cáo với Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết từ đầu năm đến nay, thành phố đã tập trung chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược, trong đó có ba nội dung quan trọng là Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được Bộ Chính trị, Quốc hội cho ý kiến, hiện nay đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tham dự buổi làm việc.

Kinh tế Hà Nội tiếp tục tăng trưởng, các cân đối lớn được đảm bảo, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều tăng so với cùng kỳ năm 2023: GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6%, bình quân 3 năm 2021-2023 tăng 6,04% - cao hơn khoảng 1,16 lần mức tăng của cả nước. Tổng thu ngân sách Nhà nước 7 tháng đầu năm đạt gần 324 nghìn tỷ đồng, bằng 79,2% dự toán; tổng chi ngân sách gần 53 nghìn tỷ đồng, đạt 36% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển hơn 23 nghìn tỷ đồng, đạt 28,7% dự toán.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

Để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024 và cả nhiệm kỳ, thành phố tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành với tinh thần “5 rõ trong phân công thực hiện” (rõ việc – rõ người – rõ trách nhiệm – rõ quy trình – rõ kết quả cuối cùng) và “3 rõ trong kiểm tra giám sát” (rõ thẩm quyền và trách nhiệm - rõ quy trình, tiến độ và kết quả – rõ kết quả kiểm tra xử lý) gắn với việc quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với tinh thần “năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số lĩnh vực để giúp thành phố Hà Nội hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị.

Thủ tướng Chính phủ chụp ảnh cùng Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

"Thành phố Hà Nội cam kết tiếp tục nỗ lực cao nhất để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển, đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương, để cùng chung tay xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại", xứng tầm với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước", Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu.

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ đã đưa ra các giải pháp theo tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương nỗ lực của các đồng chí lãnh đạo, cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân Thủ đô và những thành tựu quan trọng đã đạt được, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của cả nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc.

Thủ tướng nhấn mạnh, có được kết quả đó, Hà Nội đã phát huy được sự đoàn kết thống nhất, “trên dưới một lòng, dọc ngang thông suốt, nhất hô bá ứng” như tinh thần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo; huy động được sức mạnh của nhân dân; đổi mới tư duy, đổi mới phương thức cách làm, luôn sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; nỗ lực tăng trưởng kinh tế, xây dựng thể chế kinh tế thị trường; huy động các nguồn lực cho phát triển, thu hút FDI được đẩy mạnh; đầu tư công khắc phục được dàn trải, làm mới các động lực tăng trưởng cũ như đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, cùng với đó đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; phát huy giá trị văn hoá, con người Hà Nội; Hà Nội tiếp tục là lá cờ đầu của cả nước về văn hoá, giáo dục, y tế.

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội rà soát lại các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ các cấp thành phố Hà Nội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 10 năm, chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, từ đó xác định những gì đã làm được rồi thì phấn đấu tốt hơn, những gì chưa làm được phải phấn đấu nhiều hơn, những gì khó thực hiện thì phải có giải pháp đột phá.

Thủ tướng nhấn mạnh, xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta với tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Thủ đô Hà Nội".

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại buổi làm việc.

Thay mặt cho Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, tập trung quyết liệt lãnh đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc xây dựng các chương trình, đề án thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Bí thư Thành ủy mong muốn trong thời gian tới, thành phố Hà Nội nhận được sự quan tâm sâu sắc của Trung ương Đảng, Chính phủ, đồng chí Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp, hướng dẫn, chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương để giúp cho Hà Nội có các cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội hoàn thành các nhiệm vụ mà Bộ Chính trị đã đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2-2022 và Kết luận số 80-KL/TW ngày 24/5/2024 của Bộ Chính trị, sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua.

Tiếp tục phát huy và đóng góp nhiều hơn nữa với vai trò, vị thế của Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, thành phố kết nối toàn cầu, góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh và hạnh phúc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 19/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Đài Hà Nội trân trọng gửi đến bạn đọc toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng tại sự kiện này.

Lễ khai mạc triển lãm với chủ đề “Hòa bình - Hợp tác - Phát triển” đã diễn ra trang trọng, hoành tráng và công phu với các màn trình diễn bay máy bay tiêm kích, trực thăng và khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công biểu diễn võ thuật. Một trong những tiết mục ấn tượng tại lễ khai mạc là màn trình diễn của 7 chiếc trực thăng Mi của Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng Phòng không, Không quân) kéo cờ Tổ quốc qua khán đài. Phía bên dưới, cán bộ, chiến sĩ đặc công trình diễn võ thuật gồm các bài quyền trận, đối kháng, sử dụng vũ khí chiến đấu như mã tấu, côn, súng...

Tại khu trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), cặp xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại T-90S và T-90SK của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu hút sự chú ý. Binh chủng Tăng Thiết giáp hiện sở hữu hai phiên bản T-90, bao gồm T-90S và biến thể chỉ huy T-90SK, đều do tập đoàn Uralvagonzavod (Nga) sản xuất.

Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội) diễn ra Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Defence Expo 2024). Hơn 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ hơn 30 quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ tham gia, trong đó có các cường quốc quân sự như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Israel, Pháp, Anh, Tây Ban Nha,... Triển lãm diễn ra trong 4 ngày (từ 19 đến 22/12). Tại triển lãm có hơn 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ hơn 30 quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ tham gia. Các cường quốc quân sự như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Israel, Pháp, Anh, Tây Ban Nha,... cũng tham gia tại triển lãm lần này.

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01, do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam phát triển, sở hữu những đặc điểm thiết kế riêng biệt, phù hợp với điều kiện địa hình và môi trường tại Việt Nam. Tại khu trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, mẫu xe này thu hút sự quan tâm đặc biệt từ khách tham quan.

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) mang đến Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 hơn 80 sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao và gần 30 sản phẩm công nghệ thuộc lĩnh vực dân sự. Toàn bộ các thiết bị đều do Viettel tự chủ về công nghệ, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thực hiện trong nước 100%.