Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11

Thủ tướng nhận định thời gian tới, dự báo tình hình vẫn khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải nắm chắc tình hình, xử lý linh hoạt, nhất là chỉ còn 1 tháng nữa để hoàn thành các chỉ tiêu năm 2022.

Sáng 1/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11/2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11/2022.

Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự phiên họp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết tháng 11, trong nước có nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh các vùng kinh tế, đô thị; Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Pháp luật Việt Nam; Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX...

Trong khi đó, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, sâu sắc; lạm phát toàn cầu cao; nhiều quốc gia tăng lãi suất kéo dài và thắt chặt chính sách tiền tệ; nhiều đồng tiền tiếp tục mất giá; rủi ro tài chính, tiền tệ, nguy cơ mất an ninh năng lượng, lương thực; một số nền kinh tế có nguy cơ suy thoái...

Trong nước, thực hiện biện pháp chấn chỉnh một số thị trường để hoạt động đúng thực chất, lành mạnh, như thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng; xuất hiện hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ, khan hiếm thuốc, vật tư y tế.

Trước diễn biến đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương theo dõi nắm chắc, đánh giá đúng tình hình, đưa ra các mục tiêu, giải pháp phù hợp.

Chính phủ đã thành lập các tổ công tác để xử lý những vấn đề nảy sinh như về thị trường vốn, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; thiếu thuốc, sinh phẩm y tế, xăng dầu...

Nhờ đó, mặc dù có nhiều khó khăn, song chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; các cân đối lớn đảm bảo, trong đó bội thu hơn 276.000 tỷ đồng, xuất siêu hơn 10 tỷ USD...

Tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo; độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; đối ngoại được tăng cường; các vấn đề văn hóa - xã hội được quan tâm.

Thủ tướng nhận định thời gian tới, dự báo tình hình vẫn khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải nắm chắc tình hình, xử lý linh hoạt, nhất là chỉ còn 1 tháng nữa để hoàn thành các chỉ tiêu năm 2022 do Quốc hội giao.

Cùng với đó tiếp tục xử lý triệt để các vấn đề mới nổi lên như thiếu xăng dầu cục bộ, thiếu thuốc, sinh phẩm y tế, ổn định, an toàn, bền vững các loại thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đảm bảo cho nhân dân đón Tết an toàn, vui tươi, không để thiếu hàng hóa và không bị tăng giá bất hợp lý.

Tại phiên họp, Chính phủ sẽ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022; tình hình thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng năm 2022; tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đặc biệt, Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo Ban Tổ chức Thành uỷ, qua thực hiện nghiêm túc, toàn diện, thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố, công tác phát triển đảng viên có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sáng 8/5, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri ba quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Sáng 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện công tác phát triển Đảng; quản lý, rà soát, sàng lọc, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; triển khai ứng dụng hai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ Thành phố.

Trong các ngày 06 và 07/05/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Ngày 8/5, Ban chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng tiêu cực tổ chức phiên họp, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Đinh Tiến Dũng để thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo quý I năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới. Tham dự phiên họp có các Phó Trưởng ban chỉ đạo, các Ủy viên Ban chỉ đạo, Chánh thanh tra thành phố, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố.